游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:56:54
Chương trình “Khoa học và công nghệ (KH&CN) ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) phục vụ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” (Chương trình KC.15/21-30) cấp quốc gia,ềnTyứngphvớibiếnđổikhhậuphttriểnbềnvữket qua aston hứa hẹn sẽ góp phần đưa nơi đây trở thành vùng kinh tế trọng điểm, văn minh sinh thái và bền vững trong giai đoạn tới.
Sớm tìm các giải pháp KH&CN hữu hiệu để ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Vấn đề quan trọng và cấp thiết
ĐBSCL là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Khu vực này hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức do BĐKH, tác động tiêu cực đến tất cả các ngành, lĩnh vực và thành phần kinh tế. Do đó, việc xây dựng và triển khai các giải pháp KH&CN phù hợp, khả thi với tầm nhìn dài hạn, bền vững để thích ứng với BĐKH là vô cùng quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
Trước đó, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã chủ trì thực hiện Chương trình KH&CN phục vụ sự phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ (giai đoạn 2014-2020). Chương trình đã triển khai 62 nhiệm vụ, trong đó, có 41 nhiệm vụ khoa học công nghệ và 21 nhiệm vụ khoa học xã hội. Hậu Giang đã được ứng dụng trực tiếp 2 kết quả nổi bật từ chương trình là: “Xây dựng và triển khai mô hình liên kết sản xuất chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo”; “Xây dựng và triển khai mô hình liên kết sản xuất chuỗi giá trị cho ngành hàng cây có múi (bưởi và cam sành) ở vùng Tây Nam bộ”.
Theo PGS.TS. Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh: “Trong quá trình nghiên cứu, triển khai chương trình cho thấy, ĐBSCL vẫn còn đang đối mặt với các nhóm vấn đề như: điều kiện tự nhiên; BĐKH; công nghệ hiện đại; vốn nhân lực; kết nối hạ tầng; môi trường đầu tư, kinh doanh; cơ chế quản trị, hợp tác liên vùng,…”. Để KH&CN góp phần chung tay giải quyết những vấn đề trên, ngày 29-12-2023, Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định số 3289 Phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc gia “KH&CN ứng phó với BĐKH phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL”, mã số: KC.15/21-30.
Chương trình KC.15/21-30 được Bộ KH&CN giao cho ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì. Qua đó, cung cấp luận cứ khoa học, giải pháp, mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhằm ứng phó chủ động, hiệu quả với BĐKH và thích ứng với tác động của thượng nguồn sông Mê Kông, phát triển bền vững. Góp phần đưa ĐBSCL trở thành vùng kinh tế trọng điểm, văn minh sinh thái và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước của cả nước, hội nhập khu vực và quốc tế.
Nền tảng quan trọng để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
Với mục tiêu phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL, Chương trình KC.15/21-30 sẽ xác lập cơ sở khoa học, thực tiễn, xây dựng và chuyển giao các mô hình, công nghệ, giải pháp để phát triển kinh tế bền vững ở ĐBSCL; phát triển xã hội bền vững, hài hòa; sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng chuyển đổi xanh, giảm nhẹ thiên tai; tích hợp đồng bộ ứng phó BĐKH và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội ở thượng nguồn sông Mê Kông.
Để tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu cho chương trình, vừa qua, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bộ KH&CN, UBND thành phố Cần Thơ, tổ chức Tọa đàm Giới thiệu chương trình KH&CN cấp quốc gia “KH&CN ứng phó với BĐKH phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL”. Tại đây, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, viện, trường, các nhà khoa học, doanh nghiệp, đã thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện chương trình.
Cụ thể, PGS.TS. Phan Thanh Bình, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đề xuất: “Cần phải xác định lại cơ chế triển khai Chương trình KC.15/21-30 trong sự phối hợp của các đơn vị, phân công và lựa chọn những nhiệm vụ để làm đòn bẩy để “bật” ĐBSCL lên. Bên cạnh đó, cần xây dựng một cơ sở dữ liệu chung, thống nhất cho toàn vùng. Các giải pháp, mô hình của chương trình phải chất lượng và đi vào thực tế cuộc sống để giải quyết được những bài toán của ĐBSCL hiện nay”.
Bên cạnh tìm kiếm giải pháp, việc nâng cao nhận thức của người dân cũng hết sức cần thiết. GS.TS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ, gợi ý: “Chương trình KC.15/21-30 nhấn mạnh vào tác động của BĐKH như khô hạn, ngập lụt,… Những vấn đề này đều do con người làm ra. Tuy nhiên, trong khung chương trình hiện chưa có các đề tài nghiên cứu tác nhân gây ra BĐKH. Do đó, cần có nghiên cứu nguyên nhân vì sao họ làm thế và hướng dẫn họ thay đổi hành vi để chấm dứt việc làm BĐKH”.
Theo GS.TS Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ KH&CN: “Chương trình KC.15/21-30 có định hướng lớn là chương trình liên kết vùng nhưng giải quyết những vấn đề cấp thiết của từng địa phương. Phải làm sao để các nhiệm vụ của chương trình không chồng chéo với các chương trình cấp tỉnh, cấp bộ, cấp quốc gia khác. Đồng thời, kế thừa được sản phẩm từ các nhiệm vụ khác. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học vùng ĐBSCL là phù hợp. Nên phối hợp với hội đồng vùng để tích hợp vào cơ sở dữ liệu chung của vùng”.
Từ những hiến kế trên, kỳ vọng Chương trình KC.15/21-30 sẽ được triển khai thực hiện hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL trong giai đoạn tới.
“Chương trình KC.15/21-30 có định hướng lớn là chương trình liên kết vùng nhưng giải quyết những vấn đề cấp thiết của từng địa phương. Phải làm sao để các nhiệm vụ của chương trình không chồng chéo với các chương trình cấp tỉnh, cấp bộ, cấp quốc gia khác. Đồng thời, kế thừa được sản phẩm từ các nhiệm vụ khác”, GS.TS Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ KH&CN, lưu ý.
|
Bài, ảnh: ĐANG THƯ
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接