Khẳng định vị thế
Tháng 9/2022,ốnkinhtếđộclậptựchủcầndoanhnghiệptưnhânhùngmạxếp hạng bóng đá u23 châu á dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái dài 80,23km với tổng vốn đầu tư trên 14.000 tỷ đồng, được UBND tỉnh Quảng Ninh và Sungroup khánh thành. Thêm tuyến đường này, Quảng Ninh có tới 176km đường cao tốc, chiếm 16,8% tổng chiều dài đường cao tốc hiện có của cả nước (cả nước có khoảng 1.046 km đường cao tốc).
Quảng Ninh là địa phương điển hình của thành công thu hút đầu tư tư nhân vào kết cấu hạ tầng. Trước đó, Sân bay Vân Đồn cũng ghi đậm dấu ấn của các doanh nghiệp “nội”. Ngay cả tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đề cập ở trên do, theo kế hoạch ban đầu là vay vốn từ Trung Quốc 7.000 tỷ, nhưng Quảng Ninh đã quyết định thay đổi phương án, lựa chọn nhà đầu tư trong nước.
Điều đó cho thấy, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đủ sức để đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng đất nước, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế địa phương, vùng và cả nước.
Hơn 10 năm về trước, mảnh đất rộng hàng trăm héc ta - nơi dự kiến đặt nhà máy thép Guang Lian - tại khu kinh tế Dung Quất chỉ là nơi chăn thả trâu bò. Dự án nhà máy thép Guang Lian Dung Quất được tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện từ năm 2006. Nhưng 10 năm với không ít lần cấp đổi giấy chứng nhận đầu tư, dự án vẫn là... nơi chăn thả trâu bò.
Tỉnh Quảng Ngãi quyết định thu hồi giấy phép và thay vào đó là Tập đoàn Hòa Phát thực hiện. Tập đoàn này chỉ mất 4 năm để đưa cả 4 lò cao của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất công suất 5 triệu tấn/năm đi vào hoạt động đồng bộ. Đây cũng là dự án thép đầu tiên của doanh nghiệp nội sản xuất được thép cán nóng, thép chế tạo chất lượng cao.
Hiện giai đoạn 2 của dự án đã được triển khai và dự kiến hoàn thành vào năm 2025, với tổng mức đầu tư lên tới 85.000 tỷ đồng. Đây là một minh chứng nữa cho thấy, doanh nghiệp “nội” đủ tiềm lực để làm những dự án tỷ đô, đóng góp cho kinh tế địa phương và sự phát triển của đất nước.
Trong lĩnh vực bán lẻ, hơn 10 năm trước, các doanh nghiệp FDI ồ ạt đổ bộ, có phần áp đảo so với các doanh nghiệp "nội". Nhưng giờ đây, sau nhiều nỗ lực, thị phần bán lẻ của doanh nghiệp nội chiếm tới 60%. Đáng chú ý là, trong khi các doanh nghiệp bán lẻ "ngoại" đua nhau báo lỗ đầy nghi vấn, thì các doanh nghiệp bán lẻ trong nước luôn phấn đấu thoát lỗ, có lợi nhuận.
Đó là cơ sở để Bộ Công Thương phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng bán lẻ hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 85% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 15%. Đồng thời, Bộ Công Thương định hướng tập trung hỗ trợ hình thành và phát triển một số tập đoàn bán buôn, bán lẻ trong nước có thương hiệu lớn và có khả năng cạnh tranh trong khu vực, vươn ra nước ngoài.
Những con số biết nói
Nhìn chung, so với những doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp “nội” vẫn còn có phần thất thế ở nhiều khía cạnh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là các doanh nghiệp có ưu thế về vốn, dòng tiền, khoa học kỹ thuật, áp dụng quản lý tiên tiến, được ưu đãi nhiều về cơ chế, chính sách thuế, đất đai, lao động...
Đơn cử, thuế thu nhập doanh nghiệp là một điều đáng suy ngẫm. Theo thống kê của Tổng cục Thuế, thuế Thu nhập doanh nghiệp phổ thông của Việt Nam là 20%, còn thuế Thu nhập doanh nghiệp thực tế của các doanh nghiệp FDI chỉ là 12,3%. Trong đó, các tập đoàn lớn nước ngoài chỉ chịu thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp là 2,75% đến 5,95%. Nhiều dự án FDI lớn được áp dụng thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp 10% trong cả đời dự án, miễn 4 năm, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.
Dù các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận trước thuế cho thấy doanh nghiệp FDI hiệu quả hơn doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, thế nhưng ở một chỉ số quan trọng là nộp ngân sách, doanh nghiệp FDI lại không bằng doanh nghiệp “nội”. Đó cũng là lý do nghi vấn chuyển giá, trốn thuế ở khu vực FDI luôn được nhắc đến.
Năm 2021, thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là 289.895 tỷ đồng, cao hơn khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (217.259 tỷ đồng), doanh nghiệp nhà nước (168.582 tỷ đồng).
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 tiếp tục đặt ra mục tiêu thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cao nhất với 312.919 tỷ đồng; Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 229.714 tỷ đồng. Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước 168.582 tỷ đồng.
Sách trắng năm 2022 do Tổng cục Thống kê biên soạn cũng ghi nhận, giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm doanh nghiệp ngoài nhà nước thu hút nhiều lao động nhất với 8,8 triệu lao động, chiếm 60,1% tổng lao động toàn bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp FDI thu hút 4,7 triệu lao động, chiếm 32%. Doanh nghiệp nhà nước thu hút 1,1 triệu lao động, chiếm 7,9%.
Giai đoạn 2016-2020, doanh nghiệp ngoài nhà nước tạo ra doanh thu chiếm tỷ lệ cao nhất trong toàn bộ doanh nghiệp. Bình quân mỗi năm doanh nghiệp ngoài nhà nước tạo ra 13,2 triệu tỷ đồng, chiếm 57% doanh thu toàn bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp FDI tạo ra 6,6 triệu tỷ đồng, chiếm 28,8%. Doanh nghiệp nhà nước tạo ra 3,3 triệu tỷ đồng, chiếm 14,2%.
Đó là những con số cho thấy doanh nghiệp dân doanh trong nước đã và đang đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Nhưng những khó khăn bộn bề vẫn đang từng ngày bủa vây doanh nghiệp như tín dụng khó khăn, lãi suất cao, chính sách còn chưa nhất quán, môi trường kinh doanh rủi ro...
Vì vậy, việc đề ra những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển cần được thực hiện nghiêm túc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng với các khu vực kinh tế khác. Bởi lẽ, chỉ có doanh nghiệp “nội” mới thực sự ăn đời ở kiếp với Việt Nam, lợi nhuận làm ra gần như để lại toàn bộ ở Việt Nam.
Chăm chút cho doanh nghiệp “nội”, Việt Nam mới có được những tập đoàn kinh tế hùng mạnh, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa Việt Nam trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045.
Ông Vũ Tiến Lộc: Quá đau khi thấy doanh nghiệp FDI khai thác tài nguyên, lao động giá rẻViệt Nam mong muốn doanh nghiệp FDI tới để hợp tác chứ không phải vào để xây dựng mô hình khép kín trong nền kinh tế Việt Nam như những ốc đảo, theo Nguyên Chủ tịch VCCI - ông Vũ Tiến Lộc.