【xem lịch thi đấu bóng đá ý】Hà Nội: Thương mại điện tử tăng tốc phát triển

时间:2025-01-12 17:52:48 来源:88Point
Chuyên gia lên tiếng về đề xuất sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Đến lúc bỏ quy định miễn thuế nhập khẩu hàng giá trị nhỏ Hà Nội: Đẩy mạnh kết nối cung cầu qua thương mại điện tử

Thương mại điện tử trở thành một phần không thể thiếu của doanh nghiệp

TheàNộiThươngmạiđiệntửtăngtốcpháttriểxem lịch thi đấu bóng đá ýo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam (do Hiệp hội TMĐT Việt Nam công bố) trong 5 năm trở lại đây, Hà Nội liên tục đứng thứ 2 cả nước về xếp hạng Chỉ số TMĐT. Tính đến nay, toàn thành phố Hà Nội có 17.657 website/ứng dụng TMĐT của tổ chức, cá nhân được tiếp nhận và chấp thuận thông báo/đăng ký hoạt động.

Thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát mạnh mẽ và trở thành cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam
Thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát mạnh mẽ và trở thành cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam

Để có được kết quả nêu trên, trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ Công Thương, các cấp Ủy, Đảng, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tập trung triển khai đầy đủ, có trong tâm trọng điểm các nhiệm vụ về công tác quản lý và phát triển TMĐT trên địa bàn Hà Nội.

Riêng với ngành Công Thương Hà Nội, đã ban hành và triển khai đạt hiệu quả các chương trình, kế hoạch giai đoạn, kế hoạch hằng năm. Theo đó, đã tổ chức thành công các hội thảo, tọa đàm, lớp tập huấn kiến thức về TMĐT trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0; Thực hiện các phóng sự tuyên truyền về ứng dụng TMĐT phát trên các kênh truyền thông; in ấn 1.500 cuốn cẩm nang mua sắm trực tuyến an toàn phát rộng rãi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng;…

Tổ chức thành công Sự kiện không dùng tiền mặt kết hợp Chương trình khuyến mại tập trung trên địa bàn Thành phố; tổ chức hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp tiếp cận các sàn TMĐT lớn trên thế giới như Amazon, Alibaba nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp; phối hợp cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đăng ký tham gia Chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến”.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội cũng phối hợp Bộ Công Thương triển khai “Tuần lễ TMĐT Quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2023” trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chủ trì, phối hợp với Cục TMĐT và Kinh tế số, Hiệp hội TMĐT Việt Nam, các đơn vị liên quan tổ chức các Hội thảo, lớp tập huấn về TMĐT với các chủ đề chuyên sâu như: “Doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên số”, “Nâng cao kỹ năng xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới thông qua TMĐT", “TMĐT xuyên biên giới: Cơ hội cho ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ và dệt may Việt Nam”, “Hợp đồng điện tử, giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử”,...

Phổ biến kiến thức, hướng dẫn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, các Hội, Hiệp hội, các hộ kinh doanh… tiếp cận phương thức kinh doanh trên các sàn TMĐT; hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng mã hình QR trong truy xuất trực tuyến nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa; ứng dụng mã hình QR truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.

Kết nối UBND quận, huyện, thị xã phối hợp với các Ngân hàng thương mại, trung gian thanh toán thực hiện mở tài khoản ngân hàng và cấp mã QR cho các hộ kinh doanh trong chợ; cài đặt ứng dụng của ngân hàng (App) trên thiết bị thông minh. Đến nay, trên địa bàn một số chợ tại các quận như: Long Biên, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hoàng Mai,…đạt tỷ lệ 96-100% các hộ kinh doanh trong chợ sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, các trung tâm thương mại, siêu thị, hơn 2000 cửa hàng tiện lợi đã triển khai 100% hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Hướng dẫn cá nhân, hộ kinh doanh tại các chợ, các chủ thể OCOP trên địa bàn tiếp cận và sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến, tham gia bán hàng qua các sàn TMĐT lớn, giúp tiểu thương kết nối với bạn hàng, duy trì, mở rộng kinh doanh hiệu quả.

Hỗ trợ giới thiệu, kết nối sản phẩm OCOP của Hà Nội và của 25 tỉnh, thành phố đến đơn vị quản lý, vận hành điểm OCOP, các kênh phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm, các sàn TMĐT.

Ông Nguyễn Thế Hiệp – Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội – đánh giá, đến nay hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đã ứng dụng TMĐT. Nhiều doanh nghiệp coi TMĐT là một phần không thể thiếu để phát triển sản xuất, kinh doanh. Việc ứng dụng các giải pháp TMĐT cho thấy doanh nghiệp đã nhanh nhạy bắt kịp các xu hướng mới của thế giới, tranh thủ được thành tựu khoa học công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách

Bên cạnh kết quả đạt được, ông Nguyễn Thế Hiệp cho hay, hiện nguồn nhân lực về TMĐT trong các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa có nhân sự chuyên biệt về TMĐT. Kỹ năng ứng dụng TMĐT còn yếu kém, các nội dung, kiến thức về TMĐT mới chỉ được phổ cập cơ bản, chưa có ứng dụng chuyên sâu. Doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ về hiệu quả của TMĐT, do đó ứng dụng TMĐT thiếu tính liên tục.

Quang cảnh Hội nghị kết nối về thương mại điện tử với chủ đề “Doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên số”. Ảnh: VECOM
Quang cảnh Hội nghị kết nối về thương mại điện tử với chủ đề “Doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên số” (Ảnh: N.H)

Bên cạnh đó, khó khăn, vướng mắc còn từ quá trình thực thi pháp luật về TMĐT. Nguyên nhân do, khung hành lang pháp lý chưa rõ ràng. Công tác quản lý kinh doanh trên mạng Internet phức tạp và gặp nhiều khó khăn vướng mắc do các đối tượng vi phạm thường xuyên thay đổi thông tin, thông tin đăng ký thường là các thông tin giả; từ một nơi các đối tượng có thể hoạt động trên phạm vi toàn quốc gây khó khăn trong việc xác minh, điều tra. Các dịch vụ hỗ trợ của nước ngoài dễ dàng tiếp cận và các dịch vụ nằm ngoài khả năng quản lý của luật pháp Việt Nam;…

“Lĩnh vực TMĐT đặc thù, kết hợp giữa công nghệ và thị trường, giữa yếu tố thực và ảo, giữa thực thể tồn tại và thực thể không gian số, vì vậy khung pháp lý còn mảng trống cần phải hoàn thiện, đặc biệt là chính sách bảo vệ người tiêu dùng”,ông Nguyễn Thế Hiệp chia sẻ.

Năm 2024, ngành Công Thương Hà Nội đặt mục tiêu giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về Chỉ số TMĐT (EBI) hằng năm. Doanh số TMĐT B2C chiếm 13% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Thành phố; tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến dự kiến đạt 53%; Thanh toán không dùng tiền mặt trong TMĐT đạt 48%; các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng TMĐT có hóa đơn điện tử đạt 69%; Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% các chợ, tuyến phố hoạt động thương mại trên địa bàn Thành phố có sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong mua bán hàng hóa, dịch vụ; Website TMĐT có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến đạt 79%;…

Nhằm thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại trên môi trường điện tử cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý ngành, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cũng kiến nghị cơ quan chức năng cần hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong TMĐT đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế. Nghiên cứu, quản lý chặt chẽ TMĐT xuyên biên giới, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực TMĐT. Xây dựng các giải pháp tra cứu, cảnh báo tín nhiệm của các chủ thể trong TMĐT; ban hành các bộ tiêu chí xếp hạng đối với doanh nghiệp TMĐT, người tiêu dùng tham gia giao dịch TMĐT.

Xây dựng bộ giải pháp hỗ trợ kinh doanh trực tuyến để giúp các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ triển khai ứng dụng TMĐT. Hỗ trợ, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp xuất khẩu tham gia các sàn TMĐT uy tín trong nước và thế giới. Triển khai các chương trình, giải pháp để xây dựng thương hiệu trực tuyến cho các hàng hóa, dịch vụ chủ lực của Việt Nam trên sàn TMĐT.

推荐内容