【lich thi dau bong da c1】Hoàng Trần Cương và những vần thơ tài chính
Nghe tin, tôi tiếc thương một tài năng thơ ca, đoạn lục tìm trong trí nhớ những vần thơ anh để lại - những vần thơ tài chính mà anh vốn là sinh viên Học viện Tài chính, chuyên ngành kế toán; nguyên Tổng biên tập Thời báo Tài chính Việt Nam.
Nhớ lại những bài thơ, câu thơ của anh qua nhiều năm gắn bó với ngành Tài chính, tôi nhận ra đó là những câu thơ đặc sắc, lạ thường, khang khác, mang tính độc quyền của riêng anh. Hãy nghe thơ anh bộc bạch: “Anh có phải nắng đâu/Sao tính khí lại thất thường như nắng/Mặt gầy choắt mà đồng nghiệp gọi là "thằng mặt nặng"/Máy tính dính tay lẩm bẩm suốt ngày”.
Nghề kế toán là nghề vất vả - có lần anh bảo: Cái vất vả không phải ai cũng hiểu được, thấy được, nhiều khi phải mang tiếng là người khó tính, là "thằng mặt nặng".
- Thế nhưng, làm nghề kế toán mà cứ "lẩm bẩm suốt ngày" là nguy rồi?
- Không, không phải vậy! - có lần tôi hỏi và ông trò chuyện - Ở đây là thơ, chứ không phải là thực, bởi giữa thơ và đời thực đôi khi rất gần nhưng đôi lúc cũng là một khoảng cách. Bởi văn học (trong đó có thơ ca) không chỉ phản ánh hiện thực mà còn vươn lên trên hiện thực, nhìn xuống hiện thực thuật lại những gì có thật là chưa đủ, mà phải thuật lại những gì sẽ có, phải có.
Thôi, hãy nghe thơ ông giãi bày tiếp: “Chủ nhật tóc em bay/Để quyết toán anh ngồi xanh mặt/Râu mọc dài trong tay/Mực đậm thế mà chuỗi số cứ mịt mờ, héo hắt/Vốn liếng ra đi quên cả lối về (Bài Bút ký thơ của một Kế toán trưởng).
Đúng là làm nghề kế toán mà "Vốn liếng ra đi quên cả lối về" thì "lẩm bẩm suốt ngày" là có thể, là có thật, thậm chí "râu mọc dài trên tay" nhất là vào những tháng cuối năm, những ngày quyết toán. Hãy nghe tiếp thơ anh: "Anh mê mải cân bằng nợ có/Ngày tháng đỡ hụt hẫng vòng vo/Những chuỗi số khô khan/Sao đọc lên lại trào nước mắt".
Không trào nước mắt làm sao được, bởi "Tháng chạp rỗng đầu/ Ngày xơ cuống rạ/ Ra giêng mở lá/ Đất phà mạ non/ Đỏ hòn năm tháng/Thiếu thừa buồn vui/ Phong trần xả bụi/Thênh thang nắng trời/Thầm thương lá rụng/ Cây còn lo toan/ Thời gian quyết toán/Ngàn xanh bạc đầu (Bài Quyết toán).
Trước khi gắn bó với nghề kế toán, Hoàng Trần Cương là người lính khi đang học năm thứ 4 (1970) Học viện Tài chính lên đường nhập ngũ; trở thành lính pháo cao xạ Đoàn Tam Giang, Sư đoàn Phòng không 367 và 375, trực tiếp chiến đấu tại chiến trường A, Nam Lào, Quảng Trị… Cho nên với những kiến thức có được sau những năm học về kế toán, tài chính và có cuộc sống ra sống của một người lính những vần thơ của anh cũng có cách nhìn khác lạ, vượt qua mọi parie sáo mòn, truyền thống khi nghĩ về đồng đội, viết về đồng đội, về cuộc chiến mà anh luôn ở tuyến đầu.
"Mẹ ơi/Lẽ ra con cũng như bao đồng đội/Khi đất nước mình trận mạc/Những ngày sống bấy giờ/Dẫu còn phần lấm láp/Nhưng với con/Kể như là lãi…Và, "Mẹ ơi/Tư bản của mỗi người chính là vận may của họ/Tư bản của riêng con là cuộc sống mẹ cho/Những đồng vốn bằng xương cha da mẹ/Nương náu trong tim/ Thắm đỏ nghĩa tình/Con mang lưng vốn hết tuổi khóc nhè đầu tư vào đời lính/Đối mặt cùng tháng năm…".
Đó là những ngày tháng khắc nghiệt, khắc nghiệt nhất của anh, của người lính trẻ, của nhà thơ, giữa cái sống và cái chết. Thơ anh kể như thế: “Một phương án sai là cháy vốn/Một giải pháp nhầm là bợt mặt trắng tay”. “Con vẫn mang cuộc đời con chút vốn liếng cuối cùng của mẹ lên chặn họng súng quân thù/Cùng đồng đội gom từng phần lợi nhuận /Để gộp vào hôm nay".
Hôm nay, cuộc chiến đã lùi về dĩ vãng, khi đã đi trọn một cuộc đời, của tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng những vần thơ của anh vẫn chắc khoẻ, tươi mới, sắc lẹm khiến người đọc cứ thổn thức khi đọc thơ anh, khi nhớ về anh. Đây là lý do vì sao, thơ Hoàng Trần Cương đoạt giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam 1990), giải Ba - Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Bộ Quốc phòng, giải B không có giải A - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000, giải thưởng Cúp Bông lúa vàng (2010) của Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn và Hội Nhà văn Việt Nam. Đặc biệt 2 tập thơ “Trầm tích” và “Long mạch” - hai trường ca đã mang về cho anh những giải thưởng cùng sự mến mộ của nhiều bạn đọc.
Anh Hoàng Trần Cương ạ, nhà bác học Lê Quí Đôn có viết: “Vị nhân tồn thi, vị thi tồn nhân”. Đại ý: Vì người mà thơ còn, vì thơ mà người còn. Với những bài thơ, câu thơ hay mà anh để lại cho đời hôm nay, anh sẽ còn mãi, sống mãi trong tâm thức bao người yêu thơ trong cuộc sống hối hả hiện tại và tương lai dẫu anh đã đi xa. Xa mãi.
Vĩnh biệt anh. Anh nhé./.
Hồ Phú Hội
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- ·Cận cảnh tiêm kích Su
- ·Cổ phần hóa Công ty In Tài chính trong năm 2015
- ·Hải quan Đình Vũ thu ngân sách hơn 1.200 tỉ đồng
- ·Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- ·Tận tâm hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Giá heo hơi hôm nay 17/11/2024: Cả nước đồng loạt giữ giá, cao nhất là 64.000 đồng/kg
- ·Giá xăng dầu hôm nay 24/11/2024: Giá dầu đạt mức cao nhất trong 2 tuần
- ·Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
- ·Chính thức mở room cho nhà đầu tư nước ngoài
- ·Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- ·Khối ngoại mua ròng ở HNX nhưng lại bán ròng ở HOSE
- ·Là lạ củ hũ cau
- ·Người đàn ông trôi dạt trên biển suốt 19 tiếng chỉ vì ‘ngủ quên’
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·Doanh nghiệp cà phê chủ động đáp ứng Quy định chống phá rừng của EU
- ·Đảng Dân chủ hoãn đề cử ông Biden đại diện tranh cử tổng thống Mỹ 2024
- ·Cơ chế pháp lý để phát triển đại lý hải quan
- ·Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 20/11: Gạo thơm ít hàng chào giá cao, nhu cầu mua kho khá