【kqbd atalanta】Dư nợ Chính phủ tăng gấp đôi sau 4 năm
Cũng trong 4 năm đó,ưnợChínhphủtănggấpđôisaunăkqbd atalanta cơ cấu nợ Chính phủ lại có sự xu thế đảo ngược. Cụ thể: Năm 2010, nợ nước ngoài chiếm tới gần 60% tổng số nợ thì đến năm 2014 số nợ trong nước lại "vươn lên" chiếm 55,6%.
Các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh cũng có xu thế biến động tương tự với tổng dư nợ tăng gấp đôi từ 225 nghìn tỷ đồng lên 422 nghìn tỷ đồng. Để trả nợ, ngân sách năm 2010 phải chi ra 34 nghìn tỷ đồng, trong khi đó ngân sách năm 2014 chi tới gần 74 nghìn tỷ đồng.
Việc dịch chuyển cơ cấu các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh lại chuyển từ phần lớn được huy động từ trong nước (chiếm 60% tổng số vay) vào năm 2010 về thế cân bằng trong năm 2014 với con số tuyệt đối của nợ trong nước và nợ nước ngoài đều ở mức hơn 210 nghìn tỷ đồng.
Tốc độ tăng của dư nợ quốc gia chậm hơn hai khoản nợ trên với mức tăng sau 4 năm chỉ khoảng 40%, từ 839,6 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên 1.508,8 nghìn tỷ đồng năm 2014. Số trả nợ cũng chỉ tăng gấp đôi từ 479,6 nghìn tỷ đồng lên 847,3 nghìn tỷ đồng.
Tổng kết lại theo công bố của Bộ Tài chính, dư nợ công so với GDP từ năm 2010 đến năm 2014 có tăng nhưng không nhiều, từ 56,3% lên 58%. Nợ nước ngoài so với GDP giảm dần từ 42,2% còn 38,3%. Dư nợ Chính phủ tăng từ 44,6% lên 46,4% GDP.
Tổng dư nợ Chính phủ được Bộ Tài chính "chốt" ở con số 211,5%; nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ là 13,8% và nghĩa vụ nợ dự phòng chiếm 8,5% số thu ngân sách Nhà nước năm 2014.
Trước khi công bố Bản tin nợ công này, Bộ Tài chính cũng đã công bố tỷ lệ nợ công đến ngày 31-12-2015 nằm ở mức 62,2% GDP, nợ Chính phủ ở mức 50,3% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 43,1% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ ở mức 16,1% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Có thể nói, chỉ tiêu nợ Chính phủ đang cao hơn 1,4% GDP so với dự đoán và vượt giới hạn cho phép là 0,3% GDP. Tuy dư nợ công chung vẫn được đảm bảo trong giới hạn an toàn song việc nợ Chính phủ vượt ngưỡng cho phép 0,3% GDP cho thấy một nguy cơ không nhỏ.
Không chỉ vậy, một thách thức khác cũng đang được đặt ra đối với công tác quản lý nợ công là điều kiện huy động vốn đang ngày càng thu hẹp. Trước năm 2010, Việt Nam được hưởng nguồn vốn ODA từ nước ngoài rất rẻ và dài hạn, thời hạn vay bình quân khoảng từ 30-40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7-0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn. Từ 2010, khi Việt Nam chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình, nguồn vốn này giảm dần.
Chia sẻ vấn đề này, ông Trương Hùng Long – Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết: Giai đoạn từ 2011-2015, thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10-25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay; với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên. Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp. Đặc biệt, tới tháng 7-2017, Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ chính thức tuyên bố chấm dứt ODA với Việt Nam, sau đó sẽ là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các tổ chức tài chính khác. Như vậy, sau khi “tốt nghiệp” nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ từ năm 2017, Việt Nam sẽ phải chuyển sang vay thương mại, tiến gần đến điều kiện thị trường trong giai đoạn tới.
Từ cuối năm 2015, trước bối cảnh tốc độ nợ công tăng nhanh và xuất phát chủ yếu từ áp lực gia tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển cộng với khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi ngày càng thấp đi, Bộ Tài chính cũng đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt hơn để giữ đảm bảo an toàn nợ công.
Bộ Tài chính đang triển khai cơ chế tăng cường cho vay lại chính quyền địa phương, đồng thời có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc đầu tư, sử dụng nguồn vốn.
Có thể nói, trong thời gian tới, mục tiêu giảm nợ công, giảm bội chi ngân sách Nhà nước phải được đặt lên hàng đầu để điều hành quyết liệt hơn. Về tổ chức thực hiện, Nghị quyết Đại hội Đảng XII cũng đã quy định, những quyết sách cụ thể của từng năm sẽ được Quốc hội khóa XIV xem xét cho ý kiến vào Kế hoạch tài chính trung hạn, Kế hoạch đầu tư công trung hạn, Chiến lược nợ công,... để làm cơ sở pháp lý cho Chính phủ triển khai.
Một điểm quan trọng nữa là Chính phủ phải điều hành chặt tay hơn, kỷ luật tài chính phải được tăng cường theo đúng quy định đã được thể chế hóa trong Luật Ngân sách Nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc cuối cùng cần làm là giám sát, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, cần phải làm rõ trách nhiệm với những tổ chức cá nhân, đặc biệt là đối với người đứng đầu trong quá trình điều hành ngân sách những năm tới.
Có như vậy, nợ công quốc gia, an ninh tài chính và bội chi ngân sách Nhà nước mới được duy trì trong giới hạn an toàn.