88Point88Point

【brazil hôm nay】Dệt may bước đầu tận dụng lợi thế từ FTA

det may buoc dau tan dung loi the tu fta

Xuất khẩu dệt may sang các thị trường đều tăng trưởng. Ảnh: Phan Thu.

Thị trường có FTA tăng tốt

Theệtmaybướcđầutậndụnglợithếtừbrazil hôm nayo thống kê của Tổng cục Hải quan, XK dệt may trong tháng 7 đạt kim ngạch 2,46 tỷ USD, tăng 3,8% so với tháng trước, đưa kim ngạch XK nhóm hàng này trong 7 tháng đạt hơn 14,19 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Những thị trường NK chính của Việt Nam vẫn tăng trưởng đều, cụ thể: 48,8% trị giá hàng dệt may của cả nước được XK sang Mỹ với kim ngạch 6,92 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước; đứng thứ 2 thị trường EU (28 nước) với kim ngạch 2,08 tỷ USD, tăng 2,7%; tiếp theo là thị trường Nhật Bản với kim ngạch 1,65 tỷ USD, tăng 6,9%… Đây là mức tăng trưởng tốt trong bối cảnh các quốc gia NK dệt may chính là Mỹ, EU, Nhật Bản đều có tốc độ tăng trưởng NK dệt may thấp hoặc suy giảm.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. HCM cho biết, sở dĩ XK tăng trưởng tốt hơn so với năm 2016 là do các nước cạnh tranh với Việt Nam như Indonesia, Bangladesh, Trung Quốc… giảm XK. “Đây chính là lợi thế cho Việt Nam tăng trưởng XK thời gian qua”, ông Hồng nói.

Bên cạnh đó, sau thời kỳ khó khăn, thị trường sụt giảm, năm 2017 XK dệt may còn xuất hiện diễn biến mới. Việc một số FTA sau thời gian ký kết đã có hiệu lực như FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu… là điểm thu hút nhà NK vào Việt Nam trên cơ sở khai thác các FTA. “Tôi cho rằng đây là tác động tương đối tích cực, nếu có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì tác động còn lớn hơn nữa”, ông Hồng nhấn mạnh.

Trên thực tế, XK dệt may sang Hàn Quốc và Nga (nước nằm trong khối Liên minh Kinh tế Á - Âu) có sự tăng trưởng rõ rệt. XK dệt may sang Hàn Quốc đạt 1,26 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, thị trường Nga kim ngạch chỉ đạt 104,67 triệu USD nhưng mức tăng trưởng rất ấn tượng, tăng 92,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Theo ông Hồng, DN dệt may quan tâm đến các FTA nhưng khi khai thác cơ hội còn phải phụ thuộc vào tình hình thực tế của DN. Ví dụ như thị trường Nga được đánh giá là cơ hội cho XK dệt may nhưng để tận dụng được cơ hội không phải dễ. Bởi lẽ, XK sang Nga hiện nay vẫn còn gặp nhiều vướng mắc về vận chuyển, thanh toán.

Tăng trưởng trong thế khó

Với sự tăng trưởng như thời điểm hiện nay, ngành dệt may đang kỳ vọng vào mục tiêu XK 30-31 tỷ USD trong năm 2017 có thể đạt được. Thế nhưng, nhiều DN cho rằng, dệt may chắc chắn sẽ tăng trưởng tốt hơn so với năm 2016 song hiệu quả không cao so với tăng trưởng về kim ngạch bởi chi phí, giá. Ông Hồng cho hay, để có thể cạnh tranh với các nước, có được đơn hàng, DN đã phải chào giá thấp hơn. Giá chào thấp “ăn” vào lợi nhuận của DN nên có thể nói XK dệt may có tăng trưởng nhưng vẫn khó khăn.

Có thể thấy, khó khăn này một phần xuất phát từ năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Bà Đỗ Kim Chi, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam tích cực hội nhập mở rộng thị trường cho hàng dệt may XK. Tuy nhiên, thị phần hàng dệt may của Việt Nam, đặc biệt là hàng dệt, vẫn nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trong XK hàng dệt may sang các nước khác. Trung Quốc chiếm tới 36,59% tổng XK hàng dệt và 38,63% tổng XK hàng may mặc thế giới trong khi tỷ trọng tương ứng của Việt Nam mới chỉ đạt 1,59% và 4,49%. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực cạnh tranh kém của hàng dệt may Việt Nam so với Trung Quốc trên thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, một số lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam đang có xu hướng giảm sút. Lợi thế nhân công rẻ tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, giúp các DN dệt may cạnh tranh về giá cả. Nhưng lợi thế này hiện đang dần mất đi khi lương cơ sở và lương tối thiểu đều được điều chỉnh tăng dần. Chưa kể, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đến gần được cho là thách thức không nhỏ cho ngành dệt may.

Trong bối cảnh ấy, ông Hồng cho rằng, DN cần đầu tư thêm thiết bị tiên tiến, tự động để giải quyết một phần vấn đề lao động; cải tiến quản lý sản xuất hợp lý hơn; đào tạo thêm nguồn nhân lực bởi nhân lực vào ngành dệt may ít do không hấp dẫn nên để kiếm được đội ngũ quản lý rất gian nan.

赞(6)
未经允许不得转载:>88Point » 【brazil hôm nay】Dệt may bước đầu tận dụng lợi thế từ FTA