Thách thức để các ngân hàng Việt Nam “gia cố” được 4 trụ cột phát triển còn rất lớn. Ảnh: Trần Việt. Đáp ứng chuẩn mực Chia sẻ về cách để đảm bảo 4 trụ cột trong tái cơ cấu ngân hàng,ồnsứcnângbệđỡchongânhàke0 bong da ông Đào Minh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho hay, 4 vấn đề trên phải luôn được đồng hành cùng các ngân hàng, không phân biệt ngân hàng lớn hay nhỏ. Vì trong thời gian qua, các cuộc khủng hoảng tài chính đã để lại nhiều bài học cho hệ thống ngân hàng, buộc các ngân hàng phải đáp ứng các chuẩn mực về chỉ số rủi ro, chỉ số tài chính cũng như đảm bảo hệ thống quản trị theo tiêu chuẩn chung. Theo ông Tuấn, Vietcombank đã lên kế hoạch tăng vốn điều lệ, đảm bảo chất lượng tài sản cũng như vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng đã xây dựng lộ trình thay đổi toàn bộ mô thức quản trị để phù hợp với năng lực, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng tốt những thay đổi trong việc hiện đại hóa, áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản trị rủi ro cũng như kinh doanh. Đây là tình hình chung của nhiều ngân hàng trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi việc ký kết các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam sẽ mang đến nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro về tài chính. Ông Emmanuel Daniel, Chủ tịch Công ty Tài chính Quốc tế T.A.B International PTE LTD cho hay, các ngân hàng ở Việt Nam đã “đi tắt đón đầu” công nghệ tài chính hiện đại, tạo điều kiện tiếp cận khách hàng tốt hơn. Vì thế, việc phát triển hệ thống ngân hàng đã có được nền tảng vững chắc và thuận lợi hơn. Tuy nhiên, thách thức để các ngân hàng Việt Nam “gia cố” được các trụ cột này còn rất lớn. Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng, các ngân hàng Việt Nam vốn nhỏ nên đầu tư cho công nghệ còn thấp dễ dẫn đến việc chạy theo nhu cầu mới mà lãng phí nguồn lực. Tiếp đó, việc đầu tư và phát triển nhiều nhưng doanh thu từ hoạt động dịch vụ không tương xứng, không đủ để bù đắp cho những chi phí đã đầu tư. Ví dụ như, Việt Nam hiện có 70% dân số vàng với 60% dân số sử dụng điện thoại di động, nhưng dịch vụ ngân hàng di động (mobile banking) còn ở mức khá thấp. Đặc biệt, chính sách quản lý chưa theo kịp sự phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao còn ít, chưa nắm bắt được nghiệp vụ nên có thể dễ dẫn đến sai sót. Những thách thức này còn đến từ bối cảnh kinh tế, khi theo ông Emmanuel Daniel, các ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều áp lực khi mở cửa nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh “khu vực hóa” nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Nhiều ngân hàng nước ngoài đang rất quan tâm đến Việt Nam vì quy mô nền kinh tế và quy mô dân số, nên các ngân hàng Việt Nam phải có sự thay đổi để cạnh tranh. Thay đổi chiến lược Từ những hạn chế nêu trên, ông Phạm Xuân Hòe cho rằng, cái khó khi kinh doanh tài chính trong môi trường đầy tiềm năng như Việt Nam là phải đổi mới được công nghệ, nâng cao năng lực quản trị và năng lực cạnh tranh. Điều này lệ thuộc chủ yếu vào chính sách và chiến lược phát triển của từng ngân hàng. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng cần có sự đổi mới về thể chế, tạo hành lang pháp lý tốt nhất cho các ngân hàng phát triển. “Có thể thấy rằng, sự phát triển của ngân hàng không phụ thuộc vào quy mô, tầm cỡ của ngân hàng mà phụ thuộc vào cách lựa chọn chiến lược phát triển, cách chọn con đường đi đúng vào phân khúc khách hàng phù hợp. Bởi hiện nay, xu hướng phát triển của ngành là ngân hàng “không giấy”, phát triển công nghệ với số lượng nhân viên rất ít”, ông Hòe cho hay. Còn theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực, các ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn để cải thiện được 4 trụ cột, đặc biệt là việc nâng cao năng lực tài chính. Vì thế, để giải quyết vấn đề này, thứ nhất là cải thiện tình trạng sở hữu Nhà nước, khi mà các ngân hàng đã nhiều lần kiến nghị xem xét giảm vốn sở hữu Nhà nước xuống còn khoảng 51% trong lộ trình hội nhập. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo "room" nhiều hơn cho các định chế tài chính nước ngoài tham gia vào quản trị, góp phần nâng cao 3 trụ cột còn lại của ngân hàng. Thứ hai là các ngân hàng phải tăng vốn điều lệ để đáp ứng theo tiêu chuẩn Basel, bởi hiện nay tăng trưởng tín dụng lên tới 20%/năm, nhưng vốn điều lệ chỉ tăng khoảng 10%/năm, đây là nghịch lý có thể dẫn tới rủi ro. Cùng với sự nỗ lực, các ngân hàng rất cần đến sự hỗ trợ, chung tay của Nhà nước. TS. Cấn Văn Lực cho rằng, Nhà nước cần chỉ đạo đẩy mạnh hoàn thiện tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và tháo gỡ vướng mắc xử lý nợ xấu. Về phía Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này cần hoàn thiện đồng bộ quy định đổi mới hệ thống quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, minh bạch hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng… “Các ngân hàng cần xây dựng giải pháp chiến lược “lấy khách hàng làm trung tâm và phát triển ngân hàng bán lẻ, ngân hàng kỹ thuật số” cùng các hoạt động giúp thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh”, TS. Lực nhận định. Việc chuyển đổi các ngân hàng từ truyền thống sang hiện đại, hướng tới phát triển công nghệ đã được định hướng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, với những hạn chế về nguồn lực, nguồn vốn, định hướng này tại Việt Nam vẫn chưa thực sự được chú trọng. Trong khi, theo ý kiến của một số chuyên gia ngân hàng, nếu tập trung phát triển tốt công nghệ ngân hàng, lợi nhuận có thể tăng từ 15-17%. Với kết quả này, 4 trụ cột phát triển của ngân hàng sẽ được củng cố bền vững và có những đột phá trong tương lai. |