【león – pachuca】Tín hiệu vui từ chương trình giáo dục phổ thông 2018
Học nhóm là một trong những giờ học tạo nhiều hứng thú cho học sinh. Trong ảnh: Một tiết học nhóm của học sinh Trường tiểu học Thiện Hưng A
Học sinh hào hứng với bài học
Thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với trường tiểu học và áp dụng đầu tiên ở khối 1,ệuvuitừchươngtrigravenhgiaacuteodụcphổleón – pachuca năm học 2020-2021, Trường tiểu học Thiện Hưng A (huyện Bù Đốp) có 4 lớp 1 với 112 học sinh. Ngoài bộ thiết bị được cấp từ chương trình, ngay từ đầu năm học, trường đã trang bị hệ thống tivi cho các lớp khối 1 và một màn hình tương tác 60inch dùng chung cho học sinh toàn trường. Với những tính năng hữu ích và tiện dụng của màn hình tương tác, cả giáo viên và học sinh đều yêu thích tiết học. Thầy Thái Doãn Quyết, giáo viên Mỹ thuật chia sẻ: “Màn hình tương tác rất tiện ích. Với mỗi bài học có những hình ảnh gắn với thực tế giúp các em dễ hiểu bài hơn. Khi giáo viên vẽ một chủ đề nào đó thì màn hình tương tác sẽ hiện lên những hình ảnh liên quan giúp giáo viên chủ động lựa chọn hình ảnh sinh động phù hợp với học sinh”.
Với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đứng lớp luôn chủ động phát huy tính sáng tạo của học sinh qua từng bài học, môn học. Sự tích hợp giữa bài giảng truyền thống gắn với hình ảnh sinh động trên màn hình tivi giúp học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học hơn. Cô Hoàng Thị Giỏi, khối trưởng khối 1, Trường tiểu học Thiện Hưng A cho biết: “Chương trình GD&ĐT giúp học sinh lĩnh hội kiến thức dễ hơn, sách giáo khoa sinh động hơn. Học sinh được học nhóm với các bài thực hành mới lạ, giúp các em hào hứng tham gia thảo luận.
Cô Trần Thị Thanh Hảo, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Thiện Hưng A chia sẻ: “Là năm đầu tiên triển khai chương trình mới nhưng đội ngũ giáo viên đã bắt nhịp được với các phương pháp. Qua đánh giá, kết quả rất khả quan, các em đều đọc thông, viết thạo và hoàn thành tốt chương trình”.
Khắc phục khó khăn
Thực hiện chương trình GDPT 2018, dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và có 3 điểm lẻ nhưng Trường tiểu học Thiện Hưng B (huyện Bù Đốp) vẫn cố gắng đảm bảo yêu cầu dạy và học 2 buổi/ngày cho 61 học sinh khối lớp 1. Với chương trình dạy học mới, giáo viên đứng lớp là những người giàu kinh nghiệm và đã được tập huấn đầy đủ. Thời gian đầu thực hiện chương trình, nhiều thầy cô còn bỡ ngỡ với các ứng dụng công nghệ nhưng đến nay đã chủ động hơn với phương thức dạy học mới, kết hợp sách giáo khoa và hệ thống ngữ liệu minh họa đa dạng. Các hoạt động giáo dục trải nghiệm được giáo viên triển khai thường xuyên giúp học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập. “Các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, biết tự học, tự chủ, tự giác làm một số việc nhỏ và sáng tạo hơn trong các hoạt động” - cô Cao Thị Thanh, giáo viên Trường tiểu học Thiện Hưng B nói.
Chương trình GDPT 2018 áp dụng 6 biện pháp “giảm tải”, gồm: Giảm số môn học và hoạt động giáo dục; giảm số tiết học; giảm kiến thức kinh viện; tăng cường dạy học phân hóa, tự chọn; thực hiện phương pháp dạy học mới và đổi mới việc đánh giá kết quả giáo dục. Chương trình không quy định cứng nội dung từng bài học tương ứng với thời gian của buổi học, tuần học mà chỉ quy định thời lượng và yêu cầu cần đạt của cả năm học đối với từng môn. Do đó, giáo viên có thể chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và phân bổ các tiết dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
“Thời gian đầu triển khai chương trình, phụ huynh có những phản ứng gay gắt, nhà trường đã tuyên truyền giúp phụ huynh hiểu rõ về nội dung chương trình. Ở điểm lẻ Thiện Cư, 100% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, nhà trường phải vận động các công ty, doanh nghiệp tặng sách giáo khoa, dụng cụ học tập… Nhà trường đang tuyên truyền và chuẩn bị cơ sở vật chất để tiếp tục thực hiện chương trình trong năm học 2021-2022” - thầy Huỳnh Ngọc Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thiện Hưng B chia sẻ.
Kết quả đạt được từ việc triển khai chương trình GDPT 2018 đối với khối lớp 1 sẽ là tiền đề cho việc triển khai chương trình trong những năm học tiếp theo. Chương trình mới đã trao quyền chủ động, trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương. Chính vì thế, các địa phương cần quan tâm tới việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6, bảo đảm đúng quy định, phát huy tính dân chủ, minh bạch trong chọn sách.
Thực hiện chương trình GDPT 2018, năm học 2020-2021, huyện Bù Đốp có tổng 1.242 học sinh khối lớp 1 với 49 lớp học ở 8 trường tiểu học và 3 trường tiểu học - THCS. Phát huy kết quả đạt được, Phòng GD&ĐT huyện đã có văn bản chỉ đạo các trường, đội ngũ giáo viên lựa chọn sách giáo khoa và đưa về các trường tham khảo. Kết quả, 100% trường học trên địa bàn huyện thống nhất tiếp tục chọn bộ sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo” cho học sinh khối lớp 2 và lớp 6 học trong năm 2021- 2022. |
Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bù Đốp Nguyễn Hữu Nhuận |