当前位置:首页 > Cúp C1 > 【tỷ số giải bồ đào nha】Thu hút đầu tư vào Đồng Tháp đã có tín hiệu khởi sắc

【tỷ số giải bồ đào nha】Thu hút đầu tư vào Đồng Tháp đã có tín hiệu khởi sắc

2025-01-12 23:29:35 [Cúp C2] 来源:88Point

Ông có thể khái quát về tình hình kinh tếcủa tỉnh Đồng Tháp trong năm 2016?útđầutưvàoĐồngThápđãcótínhiệukhởisắtỷ số giải bồ đào nha

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, các ngành, các cấp, cùng các doanh nghiệpvà nhân dân Đồng Tháp đã nỗ lực hoàn thành vược mức 12/16 chỉ tiêu Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh đã đề ra với những thành tựu quan trọng trong mọi lĩnh vực.

Tăng trưởng GRDP của tỉnh ước tính đạt 6,38%, tổng giá trị GRDP đạt 44.918 tỷ đồng, tăng 2.693 tỷ đồng so với năm 2015. GRDP bình quân đầu người ước đạt 34,8 triệu đồng, tương đương 1.568 USD (theo giá thực tế). Cùng với đó, giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2016 ước tăng 6,39% so cùng kỳ, hầu hết các sản phẩm chủ lực đều có tốc độ tăng trưởng dương, hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư, hệ thống phân phối hàng hoá ngày càng mở rộng và đa dạng, phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 11,69% so với năm 2015.

Những nỗ lực trong cải cách hành chính và xúc tiến đầu tư đã khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến với Đồng Tháp.

Năm 2016, có khoảng 2,5 triệu lượt khách (có 60.000 lượt khách quốc tế) đến tham quan du lịch tại tỉnh, tăng 10% so với  năm 2015, doanh thu du lịch ước đạt 480 tỷ đồng, vượt 6,66% kế hoạch năm, tăng 8% so với năm 2015. Hình ảnh du lịch Đồng Tháp đang được khẳng định trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, được định vị với dấu ấn và màu sắc riêng.

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến động, cùng với sự cạnh tranh gay gắt và kiểm soát chặt chẽ của các nước nhập khẩu, dẫn đến hoạt động xuất khẩu của tỉnh gặp nhiều khó khăn, ước kim ngạch xuất khẩu năm 2016 chỉ đạt 765 triệu USD, bằng 99,65% kim ngạch năm 2015.

Theo ông, đâu là “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế của tỉnh trong năm 2016?

Trong năm 2016, ước giá trị tăng thêm trong khu vực nông - lâm - thủy sản của tỉnh Đồng Tháp đạt trên 15.870 tỷ đồng (giá cố định 2010), tăng trưởng 3,3% so với năm 2015, dẫn đầu các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo tôi, đây chính là “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế của tỉnh. 

Đạt được kết quả trên là do các địa phương đã tổ chức lại sản xuất, gắn với thị trường tiêu thụ, thực hiện quy trình sản xuất an toàn, củng cố phát triển các hợp tác xã để liên kết với các nhà sản xuất, các vựa nông sản. Doanh nghiệp thực hiện khép kín từ khâu cung ứng vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật canh tác đến khâu tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu… thực hiện nhiều mô hình ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cùng với đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá, hỗ trợ các hợp tác xã trang bị dụng cụ, thiết bị thử nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, hợp tác phát triển sản xuất một số nông sản sạch, giúp nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản, đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang một số thị trường khó tính…

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã lan toả rộng khắp trong xã hội, nhận thức của người dân có sự chuyển biến rõ nét, tính tự quản cộng đồng dân cư được nâng lên, thể hiện qua sự đóng góp ngày công, kinh phí, hiến đất... để xây dựng các công trình công cộng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối các tuyến, điểm du lịch; phát triển đa dạng hóa sản phẩm và đưa vào khai thác các di tích lịch sử, văn hoá, các điểm du lịch homestay... đã góp phần thu hút khách đến tham quan du lịch tăng lên. Đặc biệt, Đồng Tháp đã hình thành mô hình Hội quán do người dân tự nguyện lập ra để tập hợp sinh hoạt định kỳ, cùng nhau bàn chuyện liên kết phát triển sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, chung tay giải quyết các vấn đề xã hội, quản lý an ninh trật tự và chung sức xây dựng nông thôn mới.

Trong năm qua, hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại của Đồng Tháp diễn ra sôi động với nhiều đoàn doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế... đến Đồng Tháp khảo sát, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư. Vậy kết quả thu hút đầu tư của tỉnh ra sao, thưa ông?

Trong năm 2016, tỉnh đã làm tốt công tác xúc tiến thương mại - đầu tư, có 55 nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Đồng Tháp. Tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận Đầu tư cho 42 dự án, trong đó có 12 dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến trái cây, thủy sản, lúa gạo, 9 dự án công nghiệp và 2 dự án xã hội hóa giáo dục, với tổng vốn đăng ký đầu tư 2.145 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 297 dự án được cấp Giấy chứng nhận Đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư 27.783 tỷ đồng.

Năm 2016, Đồng Tháp có 418 doanh ngghiệp đăng ký thành lập mới, tăng khoảng 5,3% so cùng kỳ năm trước, với tổng vốn đăng ký 2.488 tỷ đồng. Trong đó, nhóm sản xuất công nghiệp có 62 doanh nghiệp, nhóm nông nghiệp có 12 doanh nghiệp, nhóm thương mại dịch vụ có 247 doanh nghiệp, nhóm xây dựng có 97 doanh nghiệp. Có thể nói, thu hút đầu tư vào tỉnh, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù chưa nhiều, nhưng đã có tín hiệu khởi sắc, là tiền đề cho những năm tiếp theo.

Đồng Tháp được xem là địa phương đi đầu trong cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Ông có thể cho biết công tác này thực hiện tại địa phương trong thời gian qua như thế nào?

Công tác cải cách hành chính được quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, các mô hình, việc làm hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính được nhân rộng, nhất là tập trung rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương theo quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-CP và Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP. 

Bên cạnh đó, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong các cơ quan hành chính, nhiều phần mềm được xây dựng và ứng dụng vào công tác quản lý mang lại hiệu quả thiết thực. Thông qua việc thiết lập và vận hành các trang mạng xã hội, đã tiếp nhận, xử lý kịp thời và thoả đáng các nội dung phản ánh, kiến nghị đối với các quy định thủ tục hành chính, các tiêu cực, nhũng nhiễu trong quá trình phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương.

Tỉnh đã thành lập Trung tâm Hành chính công và chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 3/10/2016. Đây là Trung tâm hành chính công đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tập trung cấp tỉnh, nhằm rút ngắn quy trình, thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội ngày càng tốt hơn. Đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận giải quyết hơn 10.000 hồ sơ thủ tục hành chính thuộc 16 sở, ngành của tỉnh. Tiếp đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính về triển khai dự án đầu tư, vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành quy định về trình tự, thủ tục triển khai dự án của nhà đầu tư thực hiện ngoài các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Có thể nói, những nỗ lực trong thu hút đầu tư của tỉnh Đồng Tháp bước đầu đã thu được hiệu quả rõ rệt. Những con số về tốc độ tăng trưởng, về số dự án được đầu tư mới vào tỉnh… đã cho thấy bước chuyển mình lớn lao của “vùng đất sen hồng” Đồng Tháp.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读