【kết quả werder bremen】Khu công nghiệp Phú Tân (Bình Dương): Lo ngại về năng lực tài chính của chủ đầu tư
Khu công nghiệp Phú Tân. |
Khu công nghiệp chỉ để… mua đi bán lại
Khu công nghiệp Phú Tân là một trong 5 dự ánkhu công nghiệp nằm trong Khu liên hợp Bình Dương (được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương thành lập năm 2003).
Tư liệu chúng tôi có thể hiện,ôngnghiệpPhúTânBìnhDươngLongạivềnănglựctàichínhcủachủđầutưkết quả werder bremen năm 2006, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tưcho Công ty TNHH Phú Gia triển khai dự án Khu công nghiệp Phú Tân (tên gọi trước đây là Khu công nghiệp Phú Gia) có tổng diện tích hơn 133,3 ha. Tuy nhiên, theo Kết luận Thanh tra số 2623/KL-TTCP ngày 26/11/2008 của Thanh tra Chính phủ về Khu liên hợp Bình Dương (bao gồm cả Khu công nghiệp Phú Tân) thì, sau khi đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình với tổng giá trị khoảng gần 161,5 tỷ đồng, với lý do khó khăn về mặt tài chính, Công ty TNHH Phú Gia đã xin và được UBND tỉnh Bình Dương cho bán dự án.
Tháng 2/2007, Công ty TNHH Phú Gia chuyển nhượng khu công nghiệp này cho Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp TP.HCM (IMEXCO) thu về gần 25 triệu USD.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc giao đất cho chủ đầu tư Khu công nghiệp Phú Tân có những dấu hiệu thiếu minh bạch khi ngày ký kết hợp đồng “đền bù mặt bằng đất đai và đầu tư công trình tạo lực” cũng là ngày công ty này được thành lập. Mặt khác, bản thân Công ty TNHH Phú Gia không đủ năng lực tài chính, nhưng vẫn được giao và tỉnh Bình Dương đã không thẩm định nhu cầu sử dụng đất.
Chưa dừng lại, tới tháng 5/2011, IMEXCO lại bán toàn bộ dự án Khu công nghiệp Phú Tân cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kinh doanh Địa ốc Việt (R.E.M.A.X- TP.HCM) với giá trị chuyển nhượng 450 tỷ đồng.
Về tay chủ mới chưa được bao lâu, tới tháng 1/2014, R.E.M.A.X lại sang tay khu công nghiệp này cho Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng công nghiệp Nam Kim (Công ty Nam Kim) với giá 570 tỷ đồng.
Sau 3 lần đổi chủ, tới giờ, Khu công nghiệp Phú Tân vẫn lèo tèo vài nhà xưởng hoạt động, đa phần hoang hóa.
Xin xẻ đất khu công nghiệp làm dự án đô thị - dịch vụ
Sau khi Khu công nghiệp Phú Tân nằm trong tay Công ty Nam Kim (năm 2014), với lý do để phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thành phố mới Bình Dương, năm 2015, UBND tỉnh đã hoàn thiện, trình Đề án quy hoạch Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, trong đó Bình Dương xin giảm diện tích Khu công nghiệp Phú Tân từ 133,3 ha xuống còn hơn 106 ha, cắt đi 26,7 ha để phát triển đô thị-dịch vụ.
Trên cơ sở ý kiến bộ, ngành liên quan, tháng 1/2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 298/BKHĐT-QLKKT về đề án của tỉnh Bình Dương, đồng ý và kiến nghị Thủ tướng chấp thuận việc giảm diện tích Khu công nghiệp Phú Tân.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng kiến nghị nếu được Thủ tướng chấp thuận thì UBND tỉnh Bình Dương phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan về điều chỉnh quy hoạch, về đầu tư…
Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 173/TTg-KTN về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương tới 2020, trong đó chấp thuận đề xuất cũng như kiến nghị nêu trên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đến ngày 4/1/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm ký quyết định số 20/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 (Quy hoạch phân khu) Khu công nghiệp Phú Tân với diện tích giảm còn 106,6 ha.
Với diện tích đất cắt ra (26,7 ha) từ Khu công nghiệp, tỉnh Bình Dương đã hình thành Dự án Khu đô thị - dịch vụ Hòa Phú, thể hiện qua việc, ngày 30/5/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ký Quyết định số 1447/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị - dịch vụ Hòa Phú.
Các quyết định này ngoài căn cứ luật thì còn căn cứ trên đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương và đều giao Công ty Nam Kim tiếp tục thực hiện dự án.
Bình Dương “đi tắt đón đầu”?
Xảy chuyện bắt đầu từ việc tỉnh Bình Dương ra các quyết định nêu trên.
Cụ thể, ngày 9/10/2019, Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương nhận được hồ sơ Công ty Nam Kim đăng ký điều chỉnh thông tin nhà đầu tư và giảm diện tích Khu công nghiệp Phú Tân.
Cụ thể, Công ty Nam Kim xin điều chỉnh trên Giấy chứng nhận đầu tư, từ người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Kim Hương sang bà Nguyễn Thị Nhung với chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc; điều chỉnh mục tiêu dự án Khu công nghiệp Phú Tân từ “đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp ” thành “đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, kinh doanh và cho thuê nhà xưởng; đầu tư xây dựng và kinh doanh công trình thương mại dịch vụ”; điều chỉnh tổng vốn dự án Khu công nghiệp từ hơn 530 tỷ đồng lên hơn 1.659 tỷ đồng; điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư của Công ty Nam Kim từ 67% tổng vốn đầu tư xuống còn hơn 20%.
Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương đã có văn bản số 3116/BQL-ĐT ngày 11/10/2019 gửi bộ, ngành lấy ý kiến thẩm định cho dự án với những đề xuất trên của Công ty Nam Kim.
Ngày 14/11/2019, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 358/ BXD-HĐXD cho hay, thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu công nghiệp Phú Tân thuộc Thủ tướng. “ Theo quy định của Luật Đầu tư, nhà đầu tư phải lập hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư để làm cơ sở trình Thủ tướng xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư”, văn bản Bộ Xây dựng nêu rõ.
Tương tự, ngày 29/11/2019, ông Lê Tuấn Anh, Phó vụ trưởng Vụ Đầu tư thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ký công văn số 14493/BTC-ĐT gửi Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương nêu rõ “căn cứ quy định tại điểm g khoản 1 Điều 31 và khoản 4 Điều 40 Luật Đầu tư năm 2014, dự án thuộc quyền quyết định và quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh Bình Dương có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành có liên quan, chỉ đạo nhà đầu tư hoàn chỉnh nội dung hồ sơ đầu tư dự án để trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư”.
Như vậy, những vấn đề liên quan đầu tư dự án Khu công nghiệp Phú Tân sau khi được điều chỉnh giảm diện tích thì phải tiếp tục qua thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì mới được thực hiện.
Nên không phải bỗng nhiên có dư luận nghi vấn tỉnh Bình Dương đã “đi tắt đón đầu” bỏ qua quy trình quan trọng thông qua việc, từ tháng 1/2019, UBND tỉnh Bình Dương ra Quyết định số 20/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Phú Tân và giao Công ty Nam Kim “triển khai thực hiện dự án…”.
Và nỗi lo không nhỏ của Bộ Tài chính
Điều hết sức lưu ý đối với dự án Khu công nghiệp Phú Tân sau khi được điều chỉnh diện tích là lời cảnh báo của Bộ Tài chính tại văn bản số 14493/BTC-ĐT ngày 29/11/2019 liên quan việc Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương xin ý kiến về điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký Dự án Khu công nghiệp Phú Tân, từ đề xuất của Công ty Nam Kim.
Cụ thể, căn cứ trên hồ sơ gửi kèm của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, Bộ Tài chính phân tích: Theo báo cáo tài chính năm 2018 (đã được kiểm toán) và báo cáo tài chính giữa niên độ (đã được soát xét) 6 tháng đầu của năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019 của Công ty Nam Kim, thì các cổ đông công ty này đã góp đủ vốn điều lệ 338 tỷ đồng để hoàn tất vốn góp vào dự án (338 tỷ đồng).
Tới ngày 31/12/2018, các khoản thu ngắn hạn của Công ty Nam Kim là hơn 490 tỷ đồng, chiếm 42,6% tổng tài sản. Trong đó khoản phải thu ngắn hạn khác của R.E.M.A.X (bán dự án cho Công ty Nam Kim) và Nguyễn Thanh Kim Thủy (1 cá nhân) với tổng tiền hơn 430 tỷ đồng (chiếm 88,6% các khoản thu ngắn hạn) đã quá hạn tới 18 tháng nhưng chưa thu hồi được. Tổng doanh thu năm 2018 của Công ty Nam Kim là 58,4 tỷ đồng, tổng chi phí là 2,23 tỷ đồng.
“Như vậy việc phát sinh khoản phải thu ngắn hạn nêu trên (hơn 430 tỷ đồng) không tương ứng với phát sinh tổng doanh thu và chi phí”, văn bản của Bộ tài chính chỉ ra mâu thuẫn đầu tiên.
Chưa hết, theo bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ của Công ty Nam Kim, khoản hàng tồn kho trị giá trên 719 tỷ đồng, (tính tại ngày 30/6/2019) chiếm hơn 57% tổng tài sản, được xác định hình thức chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Tuy nhiên, báo cáo trên chưa rõ nội dung chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty Nam Kim là cho những dự án nào và việc sử dụng vốn thuộc sở hữu của Công ty Nam Kim tham gia vào các hạng mục kinh doanh, các dự án đầu tư như thế nào.
Mặt khác, tại thời điểm ngày 30/6/2019, khoản nợ phải trả của Công ty Nam Kim hơn 925 tỷ đồng, chiếm tới 73% tổng nguồn vốn. Trong đó chủ yếu là khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (gần 638 tỷ đồng); phải trả ngắn hạn khác (trên 159 tỷ đồng); chi phí lãi vay phải trả hơn 126,6 tỷ đồng; không có hợp đồng vay vốn dài hạn với ngân hàng.
Từ đó, Bộ tài chính cho rằng, hoạt động kinh doanh của Công ty Nam Kim, trong đó có việc thực hiện Dự án Khu công nghiệp Phú Tân chủ yếu dựa vào vốn vay ngắn hạn, lãi suất cao. Điều này tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động kinh doanh liên tục của Công ty Nam Kim.
Và Bộ Tài chính kết luận: “Từ tất cả nội dung nêu trên, Bộ Tài chính chưa đủ cơ sở để thực hiện việc đánh giá năng lực tài chính của Công ty Nam Kim khi thực hiện dự án này (Khu công nghiệp Phú Tân-PV).
(责任编辑:World Cup)
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·NA Vice Chair receives Laos State Audit chief
- ·PM lauds Bulgarian envoy’s dedication
- ·PM hosts Japanese Minister of Economic Revitalisation
- ·Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- ·NA leader welcomes new UNDP country director
- ·Vietnamese, Lao Deputy PMs hold talks
- ·President of Chile to pay State visit to Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- ·Lithuanian PM, Việt Nam VP talk stronger trade ties in Vilnius
- ·35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- ·State secret protection law discussed at NA meeting
- ·Gov’t projects 6.7% GDP growth in 2017
- ·NA Chairwoman to attend 137th IPU in Russia
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·NA Chairwoman’s Kazakhstan visit to boost bilateral ties
- ·PM praises US Ambassador for successful term
- ·CSOM opens 2017 APEC Economic Leaders’ Week
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·Growing Hà Nội told to keep cultural identity
- Khai mạc Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc
- Thủ tướng: Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm nếu thiếu vắc xin
- Sôi nổi nhiều hoạt động ra mắt CLB Di sản Áo dài Việt Nam TP. Đà Nẵng
- Tổng Bí thư chủ trì hội nghị Đối ngoại toàn quốc
- Đề nghị Lạng Sơn, Quảng Ninh, 2 bộ báo cáo về hàng xuất Trung Quốc tắc ở cửa khẩu
- Nguyễn Cơ Thạch: Vị Bộ trưởng 'phá vây', bậc thầy tham mưu chiến lược
- Bộ VHTTDL đề nghị xử lý thông tin xuyên tạc, sai sự thật
- Mạo danh cơ quan Bảo hiểm xã hội hỗ trợ nhận trợ cấp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp
- Vụ án đang được điều tra làm rõ
- Học sinh sẽ được mượn sách giáo khoa từ năm học 2022