【kết quả hạng nhì tây ban nha】Phải thay đổi tư duy cán bộ, công chức tiếp dân
(CMO) Thời gian qua, việc thực hiện cải cách hành chính, trong đó có việc cải cách cách tiếp dân của cán bộ có bước tiến triển. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức mang tư duy, thái độ tiếp dân theo kiểu xin - cho.
Họ tự cho mình cái quyền ban phát, nên làm theo cảm tính, cảm tình và nhiều lý do khác mà có khi cư xử với dân thiếu công bằng, thậm chí “hành dân”. Họ không nghĩ, công việc tiếp dân, giải quyết các thủ tục hành chính cho dân là trách nhiệm, là đạo đức công vụ.
Nhiều cơ quan, nhất là cấp xã, phường hiện nay vẫn còn một số cán bộ, công chức không hề biết chào, mời dân ngồi khi người dân đến cơ quan liên hệ công việc. Thậm chí, khi người dân muốn hỏi thăm, có thắc mắc gì, cũng không nhiệt tình chỉ dẫn. Họ tiết kiệm từng lời nói, từng nụ cười, chỉ dẫn lập lờ khiến người dân phải nhọc nhằn đi lại cơ quan công quyền nhiều lần, gây tốn kém thời gian, tiền bạc, công sức và ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý.
UBND tỉnh Cà Mau quyết tâm cải cách thủ tục hành chính. Ảnh: HUYỀN ANH |
Ở các bệnh viện và cơ quan, ban, ngành vẫn còn tình trạng gọi tên người bệnh hay người tới liên hệ công việc một cách trỏng không, không bao giờ có đại từ nhân xưng (ông, bà, cô, chú, anh, chị…); cũng không biết dùng tiếng “dạ”, “thưa”, “kính mời”, “mời”, “xin lỗi”… Điều đáng tiếc là, hầu hết cán bộ, công chức tiếp dân đều đã được học tập “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” một hoặc nhiều lần.
Thiết nghĩ, để cải cách thủ tục hành chính một cách thiết thực, cần phải cải cách tư duy, cách làm việc của cán bộ, công chức khi tiếp dân. Câu nói của ông bà: “Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”, “Kính lão đắc thọ”… để nhắc nhở mọi người, cháu con trong giao tiếp, ứng xử đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Mong sao việc cải cách hành chính trong thời gian tới sẽ được cải cách đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhất là tư duy của cán bộ tiếp dân sẽ không còn khái niệm xin - cho.
Để đạt được mong muốn này, theo tôi, chúng ta nên áp dụng hình thức đánh giá cán bộ, công chức tiếp dân ở 3 mức độ: “hài lòng”, “cần chấn chỉnh” và “không hài lòng” trên hệ thống điện tử trước cơ quan tiếp dân (với từng cán bộ, công chức cụ thể) như các cơ quan công quyền ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã áp dụng.
Qua đánh giá này của người dân, lãnh đạo cơ quan sẽ có cơ sở chấn chỉnh hành vi hay thay đổi nhân sự tiếp dân cho phù hợp. Có như thế, chủ trương cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước ta mới đem lại lợi ích thiết thực cho Nhân dân./.
Trang Văn Bé
(责任编辑:Thể thao)
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
- ·Bảng xếp hạng U23 Việt Nam tại vòng chung kết U23 châu Á 2022
- ·Công đoàn PAC bị phạt do không báo cáo dự kiến giao dịch
- ·Hai cửa vòm ở Đông Thành Thủy Quan là cửa đặt đại pháo
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Tin bóng đá 29/6: MU chốt De Jong, Neymar về Barca
- ·Kỷ Hợi 2019: Các yếu tố cốt lõi vẫn ủng hộ thị trường chứng khoán
- ·Chứng khoán tuần: Cơ hội giữ đáy 880 điểm
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Tottenham qua mặt Arsenal giành chữ ký Bissouma
- ·Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- ·Lời chào tạm biệt của U23 Việt Nam
- ·Tin chuyển nhượng 24/6 MU loại thêm 5 cầu thủ, Arsenal xong Jesus
- ·Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh: Phát hiện hàng ngàn vụ vi phạm
- ·Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- ·Tottenham qua mặt Arsenal giành chữ ký Bissouma
- ·Vẽ tranh kêu gọi bảo vệ môi trường
- ·Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật Hải quan
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Lợi nhuận quý IV/2018 của Viettel Global tăng 34,6%