当前位置:首页 > Thể thao > 【nhandinh bongda】Xuân Hinh: Già duyên già dáng, già đáng đồng tiền

【nhandinh bongda】Xuân Hinh: Già duyên già dáng, già đáng đồng tiền

2025-01-10 01:00:25 [World Cup] 来源:88Point

Không cần gặp gỡ chỉ cần trò chuyện qua “alo” Xuân Hinh cũng vẫn “chọc cười dân dã”. Anh bảo: Đời anh không biết buồn là gì! Thì đây bí quyết chống buồn của “Vua hề chèo”: “Đứa nào tốt thì chơi,ânHinhGiàduyêngiàdánggiàđángđồngtiềnhandinh bongda đứa nào dở hơi thì không bao giờ gặp nữa”. Thế cho “nhẹ”!

Năm nay là một năm khán giả vắng bóng Xuân Hinh: “Tôi chả nhận chương trình gì, chỉ làm một tí “Xuân phát tài” thôi”. Lý do vắng mặt của Xuân Hinh rất dễ hiểu: Mùa COVID, các chương trình biểu diễn nghệ thuật hầu như ngưng. Xuân Hinh tuân thủ các quy định về phòng chống dịch.

Từ dạo COVID bùng phát ở thủ đô, ông chủ quán cà phê cũng không thấy “Vua hề chèo” ghé tới : “Dịch bệnh thì tránh gặp gỡ”, anh bảo. Nhưng còn một yếu tố nữa khiến Xuân Hinh tới đây cũng sẽ không xuất hiện thường xuyên trên các sân khấu như trước.

Sinh năm 1960, bước sang tuổi 62, anh nhận mình già: “Tuổi này rồi, nghỉ ngơi, không làm gì nữa đâu, không thì các cháu bẩu là: Bố cứ tranh ăn với các con!”. Tôi hỏi: “Sao anh không tuyên bố giải nghệ cho “hot”?”. “Vua hề chèo” gạt ngay: “Làm gì có chuyện giải nghệ? Mình cứ làm theo “cơn”, “cơn” nào thích thì làm, “cơn” nào không thích thì thôi”.

Xuân Hinh: Già duyên già dáng, già đáng đồng tiền ảnh 1

“Kẻ chọc cười” Xuân Hinh

Hồ Xuân Hương có “tục” không?

Thực ra, Xuân Hinh nhận mình già để “người ta” bớt mời đi diễn đã vài năm nay. Nhưng chạy đâu cho thoát, “người ta” vẫn nhiệt tình với “Vua hề chèo”. Đã không làm thì thôi, đã nhận lời tham gia thì phải làm “tới đỉnh”. Đó là quan điểm của Xuân Hinh. Từ đây, mới nói chuyện cát-xê của anh.

Nhiều khán giả đồn đoán, cát-xê của Xuân Hinh cao chót vót. Anh cười, không khẳng định cũng không phủ định: “Cát-xê lấy theo thái độ của “đương sự”. Hỏi “giá rổ” thì tôi bảo: Từ 0 đồng đến vô biên. Thực ra thì tôi không biết “giá rổ” như nào, cứ làm hết mình. Ai cho thì quý, không có thì thôi. Biểu diễn cũng giống như đi làm thuê ấy, phải hết mình, để sau đó nhìn thấy “đối phương” không ngượng”.

Trên hết, Xuân Hinh vì khán giả, anh không muốn phụ tình yêu của “thượng đế” đã dành cho: “Yêu nhất là khán giả, bao năm giời đi đâu người ta cũng quí mến”.

Xuân Hinh vào nghề năm 17 tuổi: “Đến nay là bao nhiêu năm rồi nhỉ?”, anh hỏi. Tôi chưa kịp đáp, anh đã tự tính: “45, 46 năm rồi”. Hỏi Xuân Hinh: “Những khó khăn của nghề đã bao giờ khiến anh chán nản muốn bỏ chạy?”. “Vua hề chèo” tưng tửng đáp: “Đâm lao thì phải theo lao”. Đã trót theo nghề thì phải làm đến cùng. Giống như vợ chồng già rồi, lẩm cẩm rồi vẫn ở với nhau, thế thôi. Làm sao mà bỏ được? Trừ khi bây giờ “người ta”bảo: Anh ra khỏi nhà, thì tôi ra. Chứ còn tự dưng tôi bỏ người ta thì không được”.

Đối với Xuân Hinh gia tài tác phẩm mới là “thước đo” của nghệ sỹ, danh hiệu là thứ hão huyền, từ lâu anh đã “bỏ qua”, không để ý. “Vua hề chèo” sở hữu gia tài đồ sộ với rất nhiều vai diễn ghi dấu ấn như phu xe trong “Người ngựa, ngựa người”; Lý Toét trong “Lý Toét xử kiện; Tùng trong “Tùng lò gạch”; Thị Màu trong “Thị Màu lên chùa”, Thầy bói mù trong “Thầy rởm”, Mẹ Đốp trong “Lý trưởng - Mẹ Đốp”…

Anh cũng là người có công nghiên cứu, sưu tầm và phát triển Văn hóa- Nghệ thuật truyền thống của Việt Nam: Hát Chầu Văn lưu giữ 36 giá đồng, hát, biểu diễn và lưu giữ hơn 200 làn điệu chèo cổ. Bắt đầu sự nghiệp từ đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh, trải qua bao năm tháng thăng trầm mới có Xuân Hinh của ngày hôm nay.

Dù khẳng định “tôi không bao giờ buồn” song xem hài Xuân Hình, có tiếng cười và có cả vị mặn của nước mắt, ai cũng hiểu anh đã lăn qua cuộc đời nhiều dư vị.

Có lần, nghệ sỹ sinh ra ở thôn Yên Việt, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trải lòng: “Để có một Xuân Hinh máu tham, diễn rất nhiều thứ mà vẫn được khán giả yêu mến, tôi phải trải qua nhiều nỗi đắng cay, thậm chí ngay cả những nỗi uất ức của cuộc đời mới làm nên những vai diễn để lại ấn tượng trong lòng quí vị”.

Truyền thông và khán giả nhất trí tặng Xuân Hinh nhiều danh hiệu: “Vua hề chèo”, “Vua hài đất Bắc”… song Xuân Hinh chỉ ưa được gọi là “kẻ chọc cười dân dã”. Mà đã dân dã thì không thể nào thiếu yếu tố tục.

Xuân Hinh có nhiều người say nhưng cũng có những người không ưa nổi. Họ cho rằng, hài Xuân Hinh bị “tục”. Anh thản nhiên trước những khen, chê: “Hồ Xuân Hương nói: “Kìa cái diều ai nó lộn lèo”, có tục không? Hay bà viết về quả mít: “Quân tử có yêu xin đóng cọc/Xin đừng mân mó nhựa ra tay?”. Hoặc bạn xem bức tranh khỏa thân đẹp lại nghĩ sang “chuyện kia”. Tục hay thanh do đầu ta cả. Hãy gọi đúng sự vật, mà tôi đâu đã gọi đúng tên sự vật? Cuộc sống phải thế mới vui”.

Xuân Hinh: Già duyên già dáng, già đáng đồng tiền ảnh 2

Xuân Hinh. Tranh: Kim Duẩn

Xuân Hinh cũng bày tỏ: Anh ủng hộ những chương trình văn nghệ, giải trí của tư nhân. “Kẻ chọc cười dân dã” không muốn bình luận nhiều về tiếng cười trong các chương trình hài kịch những năm trở lại đây: “Do các đơn vị tư nhân bỏ tiền ra làm, không phải kinh phí nhà nước bỏ ra. Họ giúp xã hội vui lên, có chương trình được, có chương trình chưa được. Đó là chuyện bình thường. Tôi ủng hộ tư nhân bởi cuộc sống khó khăn, vất vả thế này, trong một ngàn người họ làm cho 20 người cười, cũng đã là hay rồi. Không nên bình luận về tiếng cười. Tiếng cười thì mỗi vùng, mỗi đất nước khác nhau. Chỉ có tiếng khóc thì giống nhau”. Trong gia tài đồ sộ của mình, Xuân Hinh tự chấm: “Cái nào tôi cũng hài lòng. Tác phẩm nào cũng hay. Nhưng hay nhất là 2 đứa con, nay thêm “con rê” (rể) là 3 đứa con”.

“Máu “ga to” nhiều người có. Nhưng tôi chẳng “ga to” vì tôi chịu đựng, hơn nữa không thích làm tổn thương ai. Tôi gặp ai cũng muốn làm cho người ta vui. Nhưng nếu người ta không làm cho mình vui thì lần sau mình tránh” - Nghệ sỹ Xuân Hinh

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读