TheậpđoànHànQuốchỗtrợdoanhnghiệpViệtNamnângcaonănglựkết quả cremoneseo ông Choi Joo Hoo, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam, để làm chủ được công nghệ, và đặc biệt là công nghệ mới, các doanh nghiệp đều phải trải qua quá trình 3 bước: Tiếp cận công nghệ, Ứng dụng công nghệ và Làm chủ công nghệ. Nhằm giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với các công nghệ mới và phương thức quản trị hiệu quả, Samsung đang hợp tác chặt chẽ với Bộ Công thương để tổ chức các chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Đây là chương trình giúp nâng cao năng lực quản trị, vận hành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc hoàn thiện quy trình sản xuất, giảm thiểu tỷ lệ lỗi, qua đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng cao lợi nhuận.
Công nghiệp hỗ trợ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nó trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia, là đòn bẩy để Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu ở nhiều lĩnh vực trong đó có ngành điện tử.
Trong những năm qua, Samsung đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam để để tìm kiếm và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp cung ứng nội địa, kết nối các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung, từ đó hướng tới sự phát triển chung của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung ứng cấp 1 của Samsung gia tăng mạnh mẽ. Từ 4 doanh nghiệp vào năm 2014, hiện đã có 51 doanh nghiệp, tăng hơn 12 lần.
Samsung đã và đang triển khai các hoạt động như: Hội thảo triển lãm công nghiệp phụ trợ được tổ chức thường niên cùng với sự hỗ trợ của Bộ Công thương để tìm kiếm và kết nối các doanh nghiệp nội địa vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung; tổ chức các chương trình tư vấn cải tiến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm do các chuyên gia Hàn Quốc trực tiếp hướng dẫn từ năm 2015; phối hợp với Bộ Công thương đào tạo 200 chuyên gia tư vấn người Việt Nam trở thành nguồn nhân lực then chốt trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo, giúp chương trình tư vấn doanh nghiệp được triển khai ở quy mô lớn hơn với nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh.
Từ khi triển khai năm 2015 đến nay, đã có 379 doanh nghiệp được tư vấn và sau mỗi chương trình tư vấn, mức độ cải tiến năng suất ghi nhận được của các công ty gia tăng đáng kể, trung bình tăng hơn 39%, cải tiến hơn 52% lỗi chất lượng, giảm hơn 36% lượng hàng hóa tồn kho…
Samsung cũng phối hợp với Bộ Công thương tổ chức các khóa đào tạo chuyên gia tư vấn Việt Nam trong lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ. Các học viên sẽ được trực tiếp thực hành quy trình tư vấn đã được Samsung áp dụng thành công bao gồm: Đánh giá tình hình hoạt động và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp hỗ trợ việt nam; Tư vấn đổi mới sản xuất, quản lý chất lượng và lưu thông hàng hóa thông qua việc duy trì môi trường làm việc (5S3D) và cải tiến năng suất; Cải thiện cơ sở sản xuất như chất lượng và lưu thông hàng hóa.
Qua những cơ hội thực hành và tiếp xúc tại doanh nghiệp, các học viên được hướng dẫn đến từng chi tiết và thao tác nhỏ để giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng cường chất lượng. Trong 4 năm triển khai (2018 – 2021), đã có 207 chuyên gia được đào tạo, mang lại thay đổi tích cực cho 317 doanh nghiệp.
Các chương trình kể trên đã mang lại tính lan tỏa trong hệ thống chuỗi cung ứng và cộng đồng doanh nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Cụ thể, nếu như trong năm 2014, chúng tôi chỉ có 336 doanh nghiệp thì đến cuối năm 2021, chúng tôi đã có 752 doanh nghiệp tham gia vào hệ thống sản xuất tại Việt Nam. Số lượng vendor cấp 1 cũng gia tăng cả về chất và lượng.
Đại diện Samsung cũng đề xuất Chính phủ cần xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, tăng cường về chất trong các ngành công nghệ cao như điện/điện tử. Hiệu quả của chuyển giao công nghệ phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó, năng lực hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng. Nếu Chính phủ có sự hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, công nghệ cao với các cơ chế khuyến khích đầu tư hấp dẫn, cùng tư duy đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, việc chuyển giao công nghệ sẽ diễn ra suôn sẻ và mang lại hiệu quả cao nhất cho các bên.