当前位置:首页 > Thể thao

【kết quả tỷ số giải vô địch ý】Doanh nghiệp thực phẩm chức năng buộc phải áp dụng chuẩn GMP

doanh nghiep thuc pham chuc nang buoc phai ap dung chuan gmp

Yêu cầu DN áp dụng GMP trong sản xuất TPCN sẽ giúp "thanh lọc" thị trường với quá nhiều sản phẩm như hiện nay.

Theệpthựcphẩmchứcnăngbuộcphảiápdụngchuẩkết quả tỷ số giải vô địch ýo thống kê của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 2.000 loại sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN), trong đó 70% là sản phẩm sản xuất trong nước. Số người dùng TPCN cũng ngày càng tăng, nếu năm 2000 chỉ có khoảng 500.000 người sử dụng thì đến năm 2005 là 1 triệu người, năm 2010 là 5 triệu người, năm 2015 là 15.500.000 người, chiếm 17,2% dân số ở 63 tỉnh thành cả ở nông thôn và thành thị.

Nói về thực tế sản xuất TPCN của các DN hiện nay ông Phong cho biết, bên cạnh nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh TPCN luôn thực hiện theo đúng quy định, thì trong thực tiễn vẫn xảy ra những DN chưa nghiêm túc, vì lợi nhuận lừa dối người tiêu dùng, lừa cả người bị trọng bệnh.

Do vậy, để siết chặt quản lý lĩnh vực này, ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 15 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP thay thế cho Nghị định 38 trước đây. Trong Nghị định mới này có một nội dung quy định về việc, từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPBVSK phải đạt tiêu chuẩn GMP.

“Với những cơ sở này, theo lộ trình thực hiện GMP đã được đề ra, nếu sau 1/7/2019 mà vẫn không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất", ông Phong khẳng định.

Sở dĩ Bộ Y tế quyết liệt thực hiện mục tiêu này theo ông Phong bởi hiện đang có tình trạng bất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa cơ sở nỗ lực đạt chuẩn GMP, phải đầu tư rất lớn với các cơ sở chưa đạt (đôi khi chỉ thuê một căn hộ, một nhà xưởng lụp xụp, trang bị một vài thiết bị đóng gói... ). Quan trọng nhất sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng khi các sản phẩm không đạt chất lượng vẫn được bán ra thị trường.

Với các kiến nghị của DN kêu khó, cho rằng họ chưa chuẩn bị đủ điều kiện để sản xuất TPCN, ông Phong cho rằng, không phải bây giờ Bộ Y tế hay Chính phủ mới có Nghị định yêu cầu mà từ năm 2016, trong rất nhiều Hội thảo, Hội nghị về TPCN, Bộ Y tế đều hướng các DN sản xuất theo chuẩn GMP.

Cũng trong thời gian đó Bộ Y tế đã nhiều lần tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của DN đóng góp cho Nghị định số 15 trong đó có nội dung buộc DN sản xuất TPCN theo chuẩn GMP và trình Chính phủ ban hành.

"Hiện nay không lo thiếu TPCN, mà chỉ lo thiếu TPCN chất lượng tốt. Nếu để thị trường TPCN như hiện nay, DN đầu tư tốt, đảm bảo quy định pháp luật cũng giống với DN quy mô nhỏ, sản xuất chưa tốt; DN sản xuất thực phẩm thông thường sẽ trà trộn sản xuất TPCN và chất lượng sẽ không đảm bảo, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng”, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh.

Về kiến nghị của DN liên quan tới việc cho phép sản phẩm đã được cấp công bố trước tháng 7/2019, theo ông Trần Văn Châu, Trưởng phòng Thanh tra, Cục An toàn thực phẩm, những sản phẩm sản xuất trước ngày 1/7/2019 có thời hạn lưu hành và sử dụng sản phẩm vẫn như bình thường là 24 tháng.

分享到: