Nhiều vướng mắc về cơ chế thực hiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của các địa phương về quy mô dự án cho thấy,ầncơchếchínhsáchđặcthùchotuyếnVànhđaiTPHồChídự đoán kq bóng đá hôm nay tuyến Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh (Vành đai 4) có tổng chiều dài, đi qua địa bàn 5 địa phương gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu (dài hơn 18 km), Đồng Nai (dài hơn 45 km), Bình Dương (dài hơn 47 km), TP. Hồ Chí Minh (dài hơn 17 km) và Long An (dài hơn 78 km).
Hiện nay, các địa phương đã cơ bản hoàn tất công tác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi giai đoạn 1 các dự án thành phần. Cụ thể, với đoạn Phú Mỹ - Bàu Cạn, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ triển khai dự án; đoạn Bàu Cạn - cầu Thủ Biên (không bao gồm cầu Thủ Biên), UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện; đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (gồm cầu Thủ Biên và không bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn), UBND tỉnh Bình Dương triển khai; Đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (bao gồm cầu Phú Thuận vượt sông Sài Gòn và cầu kênh Thầy Cai), UBND TP. Hồ Chí Minh đầu tư; đoạn kênh Thầy Cai - Hiệp Phước (gồm cả đoạn qua khu vực Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh) sẽ do UBND tỉnh Long An thực hiện. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 của dự án là hơn 128 nghìn tỷ đồng.
Các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh sẽ trình cấp thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư các dự án thành phần qua địa bàn trong quý IV/2024. Riêng với tỉnh Bình Dương, hồi cuối tháng 1/2024, HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP). Hiện nay, cơ quan chức năng của tỉnh đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần. Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ dự án, các địa phương đang gặp một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế thực hiện. Việc UBND TP. Hồ Chí Minh mới đây đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù là nhằm để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc này, để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xây dựng trên toàn tuyến. Cần cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ dự án Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, vướng mắc lớn nhất của dự án Vành đai 4 là về nguồn vốn. Do vậy, UBND TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp Bộ Giao thông vận tải và các địa phương thống nhất cần nghiên cứu, đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho toàn bộ dự án trình cấp thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở thực hiện.
Cụ thể, UBND TP. Hồ Chí Minh đề xuất giao UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản, được sử dụng ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư các dự án; được sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ địa phương khác thực hiện hoạt động đầu tư công của dự án qua hai địa phương. UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù về điều chỉnh quy hoạch; thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; cơ chế khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; cơ chế quản lý công trình sau đầu tư và quyết toán vốn đầu tư; chỉ định thầu đối với một số gói thầu. Với các đề xuất trên, UBND TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương xây dựng nghị quyết trình Quốc hội ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Đồng thời, Chính phủ giao UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp các địa phương và đơn vị tư vấn tổng thể dự án nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho các dự án trình cấp thẩm quyền thẩm định trong tháng 8/2024; giao Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2024, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp cuối năm 2024.
|