【ti le keo nha cai 5】Cây đột biến gen giá tiền tỷ

时间:2025-01-26 22:11:32 来源:88Point

Sức khỏe và sự tồn tại của một loài sinh vật chủ yếu phụ thuộc vào sự sao chép DNA (Deoxyribonucleic Acid) và sự phân chia tế bào có trật tự. Nếu như quá trình này bị xáo trộn,âyđộtbiếngengiátiềntỷti le keo nha cai 5 khả năng tồn tại của sinh vật sẽ bị đe dọa.

Tuy nhiên, trong tự nhiên, thỉnh thoảng vẫn xảy ra những sai sót nằm ngoài dự đoán, khiến sinh vật không những chết đi, mà còn tăng giá trị lên nhiều lần.

Lý giải sự đột biến tạo nên giá trị tiền tỷ của các loài thực vật - 1

Các loài thực vật thường xuyên xảy ra đột biến, khiến chúng thay đổi về sắc tố, ngoại hình, và có thể là cấu trúc bên trong.

Đây là điều đã được kiểm chứng khi có nhiều giống cây cảnh "đột biến", được người mua săn lùng và giao dịch với giá trị cao, thậm chí lên tới hàng tỷ đồng như trường hợp của lan đột biến, trầu bà Nam Mỹ...

Vậy, sự đột biến diễn ra trên cây cảnh đã xảy ra thế nào? Tại sao chúng lại có sức hút mãnh liệt và giá trị cao đến vậy?

Cây trồng đột biến do đâu?

Lý giải sự đột biến tạo nên giá trị tiền tỷ của các loài thực vật - 2

Giống lan phi điệp đột biến do khách hàng đặt Viện Nghiên cứu Rau quả nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô với số lượng lớn. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam

Trước hết, chúng ta cần hiểu đột biến là những thay đổi về vật chất di truyền, là những biến đổi gen, biến đổi ADN hoặc nhiễm sắc thể để có thể di truyền cho các thế hệ sau, thế hệ sau khác thế hệ trước.

Lấy thí dụ như cây lan đột biến cũng là một dạng của Biến dị di truyền - Đột biến và Biến dị không di truyền - Thường biến.

Trong đó, hình mẫu là loài lan đột biến có cấu trúc nhiễm sắc thể mới hình thành nhưng khá lỏng lẻo, thể hiện qua các hình dạng biến dị như thân, lá, hoa khác với quần thể lan và chưa từng xuất hiện.

Tuy nhiên theo PGS. Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả, có nhiều trường hợp những cây trồng đột biến mà chúng ta thấy (từ thực tế hoặc trên hình ảnh) chưa chắc đã phải là đột biến từ sự "biến dị đột biến", mà còn có thể chỉ là "biến dị tái tổ hợp".

Trong đó, "biến dị tái tổ hợp" ở đây có thể hiểu là do quá trình thụ phấn (do con người hoặc côn trùng, gió) đã sinh ra những hạt cây lai, để từ đó tạo ra những cây mới, khác với đặc tính của cây bố mẹ, khác màu hoa của cây bố, mẹ.

Sự khác biệt này không phải là "biến dị đột biến" trong quá trình sinh trưởng, mà đã hình thành ngay từ khi cây sinh ra, do đó về giá trị mà nói, chúng không thể so sánh với những trường hợp đặc biệt.

Cũng có trường hợp, một số cây mà mọi người gọi "đột biến", có thể có cả những cây thường biến (biến dị không di truyền) tức là cây chỉ khác biệt với cây gốc (hoặc cây mẹ) ở một số thời gian và môi trường nhất định, sau đó nó sẽ trở về trạng thái, với những tình trạng ban đầu. Điều này đã lý giải hiện tượng một số cây đột biến ban đầu có màu hoa này, sau lại chuyển sang màu hoa khác.

Đột biến thường xảy ra khi nào?

Đột biến ở thực vật thường được phát hiện sau khi xảy ra một sự xáo trộn về điều kiện môi trường, đặc biệt là khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh.

Theo đó, các tế bào thực vật trong quá trình phát triển và hình thành chức năng trong điều kiện mới, đã phải lập trình lại, khiến các lỗi dễ xảy ra.

Điển hình là khi các chồi non sinh dưỡng bị tổn thương, sẽ khiến cây tạo ra các chồi mới ngoài mong đợi.

Lý giải sự đột biến tạo nên giá trị tiền tỷ của các loài thực vật - 3

Đột biến xảy ra phổ biến ở táo và cam cùng những dấu hiệu dễ nhận biết như màu sắc, ngoại hình thay đổi...

Trong khi đa số sẽ tái tạo lại thành công, thì một số ít có thể ghi nhận sự thay đổi về cấu trúc, từ đó dẫn tới những thay đổi về cấu trúc sinh học, tập tính của cây, và rồi ngoại hình, sắc tố cũng thay đổi.

Trên thực tế, đột biến xuất hiện nhiều hơn những gì chúng ta thường nghĩ về chúng. Tuy nhiên, những đột biến này đôi khi rất nhỏ và khó để nhận biết.

Một trường hợp khác cũng dễ bắt gặp, đó là những cây hoa bị nhiễm virus khiến chúng thay đổi cấu trúc sinh học, chứ thật ra chẳng hề có sự đột biến nào ở đây.

Điển hình như vào thế kỷ 17, hoa tulip trồng ở Hà Lan bỗng dưng có một vài bông bị nhiễm virus nên có sọc màu khác lạ so với thông thường.

Điều này khiến giới chơi cây cảnh phát sốt, cho rằng chúng là dạng đột biến khó tìm, và những bông tulip bỗng dưng trở nên đắt đỏ. Thời đỉnh điểm, một bông hoa tulip thậm chí bán được nhiều tiền hơn cả một căn nhà khang trang ở trung tâm thủ đô Amsterdam.

Thế rồi khi sự thật được chứng minh, "bong bóng" tulip bị vỡ, và "tulipmania" (tạm dịch: hội chứng hoa tulip) đi vào các trang sách giáo khoa kinh tế như một ví dụ điển hình của việc đầu cơ lợi nhuận dựa trên ước đoán tâm lý thị trường.

Lý giải sự đột biến tạo nên giá trị tiền tỷ của các loài thực vật - 4

Ảnh: Hội chứng tulip diễn ra vào thế kỷ 17 khiến giá hoa tulip bị đội cao hơn gấp nhiều lần. (Ảnh: Medium)

Đột biến gen và giá trị "thần thánh hóa"

Ở Việt Nam cũng từng ghi nhận những cơn sốt tương tự với giống cây lan, khi các giò lan rừng đột biến, có mặt hoa, hình dáng độc, lạ đã và đang trở thành đối tượng săn lùng của người chơi hoa lan khắp toàn quốc.

Nhiều người thậm chí đã bỏ tiền hoặc thế chấp nhà, đất để đầu tư lan đột biến. Giá cả các loại lan đột biến cũng vì thế mà bị đẩy lên cao, từ vài trăm ngàn đồng đến vài tỷ đồng/cm.

Theo đó, một cành hoa lan đột biến có màu sắc đẹp, cấu trúc bông chặt chẽ, hương thơm quyến rũ… được những người sưu tầm coi là một báu vật trời cho.

Để đạt tới giá trị này, chúng phải được chọn lọc kỹ lưỡng, bao gồm những cây sở hữu mặt hoa tinh xảo, hình dáng độc lạ và hương thơm rất khó có thể nuôi cấy mô hoặc gieo hạt.

Một điểm khác biệt nữa của cây lan đột biến là tính di truyền. Theo đó, từ một giò lan, người ta có thể nhân lên thành nhiều giò lan khác nhau. Mỗi đốt lan sẽ cho ra một cây lan đột biến mới.

Lý giải sự đột biến tạo nên giá trị tiền tỷ của các loài thực vật - 5

Lan đột biến 5CT.

Dựa theo phương thức, có thể nhân lên thành nhiều cây lan đột biến khác nhau, tạo ra nhiều cây lan đột biến, từ đó chủ vườn lan có thể kinh doanh buôn bán, tạo thành những cây lan tiền tỷ. Đó chính là đặc điểm làm nên giá trị "thần thánh" của những giò lan này.

Tuy nhiên, thời gian gần đây giá lan đột biến tăng cao bất thường một phần là do làm giá và đánh bóng tên tuổi của các nhà vườn để dễ dàng bán được lan và thu lợi khủng. Do vậy, nếu không thực sự có kiến thức, bạn nên cân nhắc giá trị cẩn thận trước khi đưa ra quyết định mua bán với bất cứ loài sinh vật nào được quàng thêm vào hai từ "đột biến".

(Theo Dân Trí) 

Lan đột biến 46 tỷ ở Điện Biên: Sự thật treo bờ rào, không ai mua

Lan đột biến 46 tỷ ở Điện Biên: Sự thật treo bờ rào, không ai mua

Trước thông tin lan Hồng hạ vân ở Điện Biên từng được đổn thổi với giá 46 tỷ đồng, chuyên gia cây cảnh cho rằng đây vẫn là chiêu thổi giá cũ.

推荐内容