Hậu Giang không phải là địa bàn nóng của hoạt động buôn lậu,ếtliệtđấutranhchốngbunlậugianlậnthươngmạivhnggiảnhận định.bóng đá gian lận thương mại và hàng giả. Thế nhưng, tình trạng này vẫn diễn biến hết sức phức tạp với thủ đoạn tinh vi làm ảnh hướng đến đời sống, sức khỏe người tiêu dùng và gây ra nhiều hệ lụy khác. Trước tình trạng này, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bé Tư (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh.
Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh, xin ông cho biết kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quý I và cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão trên địa bàn tỉnh ?
- Trong quý I, các cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, các lực lượng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã thanh kiểm tra 684 vụ; vi phạm 150 vụ. Trong đó, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu 48 vụ; gian lận thương mại 87 vụ; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ 15 vụ; Xử lý vi phạm hành chính 148 vụ; tổng số tiền thu, phạt vi phạm hành chính hơn 1,249 tỉ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm tịch thu hơn 1,921 tỉ đồng; không có vụ việc khởi tố hình sự.
Về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão, kết quả kiểm tra 495 vụ; vi phạm 78 vụ. Trong đó, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu 39 vụ; gian lận thương mại 33 vụ; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ 6 vụ; xử lý vi phạm hành chính 62 vụ; tổng số tiền thu, phạt vi phạm hành chính hơn 903 triệu đồng. Trị giá hàng hóa vi phạm tịch thu hơn 575 triệu đồng; tồn 16 vụ đang xem xét xử lý.
Từ những kết quả vừa nêu, vấn đề đang nổi cộm trên địa bàn tỉnh về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là gì, thưa ông ?
- Có thể thấy, trong quý I năm nay, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh tuy không diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, tình trạng vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vi phạm trong điều kiện kinh doanh… còn xảy ra vi phạm, quy mô vi phạm nhỏ, các mặt hàng vi phạm thường là đồ điện gia dụng, mỹ phẩm, thuốc lá điếu, hàng may mặc.
Chúng tôi kiểm tra về các hàng hóa phục vụ việc sản xuất, kinh doanh, qua đó phát hiện nhiều về vi phạm trong hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp, xử lý các hành vi vi phạm hàng giả. Cụ thể, mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kiểm tra 13 vụ, phát hiện 11 vụ vi phạm; xử lý vi phạm hành chính 8 vụ, tổng tiền phạt hơn 182 triệu đồng. Tổng trị giá tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu hơn 12 triệu đồng; hành vi vi phạm buôn bán hàng hóa có nhãn ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa; buôn bán hàng hóa giả về giá trị sử dụng, công dụng; buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng, buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng… tồn 4 vụ đang xử lý.
Tình hình hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến phức tạp.
Có thể thấy, số vụ vi phạm vẫn còn nhiều, điều này đòi hỏi sự quyết liệt rất lớn từ cơ quan chức năng trong việc kiểm soát thị trường. Theo ông, khó khăn lớn nhất hiện nay là gì? Và giải pháp của Ban Chỉ đạo 389 ra sao, thưa ông ?
- Hiện nay, các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa có tính tổ chức chặt chẽ liên tuyến, liên tỉnh, với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thường xuyên thay đổi, gây khó khăn trong việc phát hiện hành vi vi phạm; hoạt động thương mại điện tử ngày càng phát triển nên việc xác minh, truy tìm gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, các đơn vị bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử hoặc livestream họ ở các tỉnh khác hoặc ở các vùng nông thôn. Các đơn vị này thường không có treo, gắn bảng hiệu để qua mắt cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát việc kinh doanh của họ. Vì vậy, chúng tôi phối hợp với các đơn vị chức năng để tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, nếu hàng hóa không đảm bảo về chất lượng, không có đăng ký mua bán trên nền tảng thương mại điện tử. Cục Quản lý thị trường tỉnh có ký kết phối hợp với Bưu điện tỉnh để trong quá trình giao dịch thì sẽ trao đổi, cung cấp thông tin với nhau và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm...
Xin cảm ơn ông !
MỘNG TOÀN thực hiện