当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【southamton vs】Hoãn đàm phán thương mại, Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố sẽ hủy đàm phán với Trung Quốc vì nhiều lý do liên quan làm căng thẳng leo thang giữa hai nước.

Ảnh minh họa: AP

TheđmphnthươngmạiMỹsouthamton vso hãng tin Bloomberg, ông chủ Nhà Trắng tiếp tục than phiền về các hành xử của Trung Quốc trong thời gian gần đây, đặc biệt là việc lây lan của vi-rút corona chủng mới. Ông Trump cho rằng, những gì Bắc Kinh đã làm với thế giới là “không thể tưởng tượng được”. Khi được hỏi rằng liệu Mỹ có rút khỏi thỏa thuận thương mại với Trung Quốc hay không, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông đã hủy cuộc đàm phán thương mại cuối tuần trước với Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh không muốn nói gì với phía Trung Quốc ở thời điểm này”. Như vậy mọi kế hoạch nối lại đàm phán Mỹ - Trung dự kiến diễn ra cuối tháng 8 xem như sụp đổ hoàn toàn.

Tuy nhiên, đây chỉ là “giọt nước tràn ly” trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Bởi lẽ, trước đó căng thẳng leo thang giữa hai nước với hàng loạt vấn đề như chiến tranh thương mại cho tới những vấn đề liên quan đến Đặc khu hành chính Hong Kong, Biển Đông và các đòn trừng phạt gần đây của Washington nhằm vào những ông lớn công nghệ Trung Quốc như Huawei và ByteDance... Gần đây nhất, ông Trump đã ra lệnh cấm đối với các ứng dụng điện thoại di động của Trung Quốc như TikTok và WeChat trên nước Mỹ. Động thái này có nguy cơ làm vỡ tung mạng internet toàn cầu vốn đã mong manh và tạo ra một “Vạn lý Trường Thành lửa” Trung Quốc phiên bản Mỹ.

Đây là hành động tiếp sau một chỉ thị của Chính phủ Mỹ nhằm cấm sử dụng các ứng dụng và dịch vụ “không đáng tin cậy” từ Trung Quốc.

Mỹ hoãn đàm phán thương mại với Trung Quốc trong bối cảnh thương mại toàn cầu sụt giảm mạnh do đại dịch Covid-19 bùng phát, cũng như những tranh cãi giữa Washington và Bắc Kinh liên quan đến dịch bệnh này, các biện pháp trừng phạt qua lại lẫn nhau và các lợi ích của hai nước trên thế giới.

Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 hồi tháng 1 vừa qua, chấm dứt căng thẳng thương mại kéo dài gần 2 năm giữa hai nước. Theo đó, Trung Quốc cam kết mua thêm lượng hàng hóa trị giá 200 tỉ USD từ Mỹ trong 2 năm tới. Cụ thể, Trung Quốc sẽ mua thêm 32 tỉ USD các mặt hàng nông nghiệp, bao gồm thịt bò, đậu nành và hải sản, 52,4 tỉ USD sản phẩm năng lượng, bao gồm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), dầu thô và than đá, 37,9 tỉ USD hàng hóa dịch vụ và 77,7 tỉ USD hàng hóa công nghiệp.

Thực tế, hiện nay khi ông Trump tuyên bố đối đầu với Trung Quốc đã có nhiều ý kiến trái chiều cảnh báo sẽ tác động xấu đến nước Mỹ trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, đó không chỉ là ý muốn của riêng lãnh đạo Nhà Trắng. Hiện hai chính đảng thống trị ở Washington đều nhất trí phải cứng rắn hơn với Trung Quốc, ngay cả khi điều đó làm tổn hại đến các lợi ích doanh nghiệp. Hồi tháng 5, Thượng viện Mỹ đã đồng thuận thông qua một dự luật buộc các công ty Trung Quốc phải rút khỏi các sàn giao dịch chứng khoán của nước này, nếu họ không chịu mở sổ sách cho các cơ quan quản lý Mỹ kiểm tra.

Tương tự, Trung Quốc cũng đáp trả bằng các lệnh trừng phạt Mỹ tương ứng. Các mệnh lệnh chính trị này nhằm khẳng định chủ quyền hiện chiếm ưu thế hơn bất kỳ động cơ nào để các công ty tránh đối đầu với Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.

Cả Washington và Bắc Kinh đều cáo buộc bên kia bắt đầu hành động thù địch trước. Từ đó dẫn đến căng thẳng leo thang và cuộc chiến này vẫn chưa có hồi kết.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh báo căng thẳng Mỹ - Trung có thể chia thế giới thành 2 khối, với hai đồng tiền chủ lực, hai bộ quy tắc thương mại, hai mạng lưới internet khác nhau, 2 chiến lược về trí thông minh nhân tạo và hai chiến lược quân sự và địa chiến lược khác nhau. Ông Guterres cảnh báo đây sẽ là một rủi ro lớn cho thế giới.

Tuy nhiên, giới phân tích vẫn cho rằng trong cuộc chiến Mỹ - Trung ưu thế đang nghiêng về phía Mỹ. Bởi lẽ, những chính sách của Mỹ chưa hoặc ít ảnh hưởng đến các quốc gia liên quan. Trong khi đó, Trung Quốc lại có những chính sách và hành động làm ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều quốc gia, đáng quan ngại là tư tưởng bành trướng trên Biển Đông hiện nay. Chính hành động trên đã làm cho nhiều quốc gia ngày càng xa lánh quốc gia này.

HN tổng hợp

分享到: