您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【nhận định monterrey nữ】Tập trung nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ

Cúp C282人已围观

简介Hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường ĐH được chú trọng cả với giảng viên và sinh viênPhát tr ...

Hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường ĐH được chú trọng cả với giảng viên và sinh viên

Phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh

Trước tình hình dịch COVID-19,ậptrungnguồnlựcđầutưchokhoahọccôngnghệnhận định monterrey nữ các cán bộ, nhà nghiên cứu của ĐH Huế vẫn khắc phục khó khăn để nghiên cứu. GS. Lê Đình Phùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm cho biết, dịch bệnh ảnh hưởng đến các hoạt động khảo sát, thí nghiệm… song các nhóm nghiên cứu mạnh (NCM) trong trường vẫn gắn kết, trao đổi online và phối hợp làm việc bằng nhiều giải pháp. “Tôi cũng là thành viên trong nhóm NCM về môi trường và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, nhóm cũng đang thúc đẩy để có thêm các xuất bản quốc tế”, GS. Phùng thông tin.

Đến nay, ĐH Huế đã có 32 nhóm NCM. Đồng thời, ở cấp trường cũng thành lập nhiều nhóm NCM của đội ngũ cán bộ, giảng viên lẫn sinh viên. TS. Hà Viết Hải, Trưởng phòng KHCN và Hợp tác quốc tế, Trường ĐH Sư phạm chia sẻ, ngoài 7 nhóm NCM cấp ĐH Huế, nhà trường còn xây dựng và phát triển 6 nhóm NCM cấp trường (của cán bộ, giảng viên) và 20 nhóm NCM cấp trường của sinh viên.

Theo đại diện ĐH Huế, thời gian qua, ĐH Huế đã và đang phát triển các nghiên cứu liên ngành hướng đến giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia và khu vực về KHCN. Không chỉ tăng cường xuất bản các công trình KHCN ở tầm quốc tế, các nghiên cứu khoa học (NCKH) tập trung tạo ra sản phẩm KHCN có khả năng ứng dụng cao vào thực tiễn, có khả năng thương mại hóa mạnh, có nhiều sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ.

Trong vòng 5 năm (2016 - 2020), ĐH Huế đã có 12 đơn đăng ký sở hữu trí tuệ; với 4 sáng chế, giải pháp hữu ích đã được công nhận; có 10 sản phẩm khoa học và công nghệ được chuyển giao trong nông lâm ngư nghiệp (tiêu biểu là Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học Bokashi Trầu chuyển giao cho Công ty TNHH Happy Food Đồng Nai, trị giá 600 triệu năm 2018) và 5 sản phẩm được thương mại hóa phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Các giải pháp thăm, khám và chăm sóc sức khỏe được ứng dụng trực tiếp thông qua Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược Huế.

Theo lãnh đạo ĐH Huế, với phạm vi đề tài nghiên cứu khá rộng, nhiều lĩnh vực, việc hình thành nhiều nhóm NCM cũng giúp phát triển những hướng nghiên cứu chuyên sâu và có tầm cỡ.

Tập trung nguồn lực

Dẫu có nhiều thành tựu, song hoạt động KHCN của ĐH Huế vẫn còn nhiều điểm phải thay đổi trong quá trình xây dựng và phát triển thành ĐH Quốc gia theo định hướng nghiên cứu. Đặc biệt, nguồn thu từ chuyển giao các kết quả nghiên cứu và các hoạt động dịch vụ KHCN vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn thu (khoảng 5%), là vấn đề cần cải thiện.

Trong buổi làm việc với ĐH Huế năm 2020, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh, đối với hoạt động NCKH, ĐH Huế cần tập trung phát triển các nhóm NCM, có các chương trình nghiên cứu liên ngành, xuyên ngành, tạo ra thế mạnh riêng. Để thực hiện được 3 trụ cột: đào tạo nguồn nhân lực, NCKH, đổi mới sáng tạo, ĐH Huế cần đầu tư một số phòng thí nghiệm lớn dùng chung cũng như tính đến các nguồn lực dùng chung khác. Đây được xem là gợi ý, giải pháp để ĐH Huế thúc đẩy lĩnh vực KHCN.

Mục tiêu xây dựng ĐH Huế trở thành ĐH Quốc gia theo định hướng ĐH nghiên cứu, ĐH thông minh cũng gắn liền với việc góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm lớn của cả nước về KHCN, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Trong nhiều cuộc trao đổi, PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc ĐH Huế khẳng định, ĐH Huế đang và sẽ tiếp tục huy động và tập trung nguồn lực tạo ra các sản phẩm KHCN mũi nhọn, đặc trưng dựa vào thế mạnh riêng có để tạo dựng thương hiệu.

Để làm được điều đó, từ nay đến 2025, ĐH Huế xác định mục tiêu đào tạo, nâng cao năng lực, kỹ năng đội ngũ cán bộ quản lý KHCN xứng tầm với yêu cầu của ĐH nghiên cứu, ĐH thông minh. Đồng thời, đầu tư mạnh vào các cơ sở thực hành, thí nghiệm của các đơn vị thành viên, đặc biệt là Viện Công nghệ sinh học theo hướng hiện đại, thông minh; xây dựng các chương trình NCKH liên ngành trên cơ sở thế mạnh của ĐH Huế, như: Công nghệ sinh học, y dược, nông nghiệp công nghệ cao, khoa học xã hội nhân văn, các nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Quan điểm của ĐH Huế là hướng nghiên cứu sắp tới sẽ tập trung để có nhiều sản phẩm đảm bảo chất lượng và chuyển giao có nguồn thu, tăng nguồn thu từ chuyển giao các kết quả nghiên cứu và các hoạt động dịch vụ KHCN lên 15 – 20% trong một vài năm tới.

Theo lãnh đạo ĐH Huế, một trong những nhiệm vụ quan trọng được ĐH Huế xác định là tăng cường hỗ trợ cho nhóm NCM và các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; tìm kiếm được đề tài có tiềm năng, năng lực để thương mại hóa sản phẩm KHCN và đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường. Bên cạnh đó, sẽ đầu tư, thúc đẩy các nhóm NCM hoạt động có hiệu quả, cam kết sản phẩm nghiên cứu có khả năng chuyển giao công nghệ và thương mại hóa, công bố quốc tế. ĐH Huế cũng đẩy mạnh hợp tác NCKH với các tỉnh, thành trong nước và các nước trong khu vực, trên thế giới.

Bài, ảnh: Minh Tâm

Tags:

相关文章