Một đoạn cao tốc Bắc - Nam đoạn Long Thành - Dầu Giây. |
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn 2109/VPCP – CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc lập Đề án chi tiết kết nối kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam.
TheônglậpĐềánkếtnốihạtầnggiaothôngvùngkinhtếtrọngđiểmphísoi kèo gironao đó, Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ GTVT về việc không triển khai lập Đề án chi tiết kết nối kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thủ tướng giao Bộ GTVT khẩn trương lập các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực GTVT, bảo đảm liên kết các hạ tầng kinh tế - xã hội (khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng hàng không, cảng biển,…) và liên kết vùng, kết nối đồng bộ, hiệu quả giữa các phương thức vận tải.
Trước đó, tại Thông báo số 207/TB-VPCP ngày 18/6/2020 của Văn phòng Chính phủ tại Hội nghị với lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thủ tương đã giao Bộ GTVT nghiên cứu, khẩn trương đề xuất lập Đề án chi tiết kết nối kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, lan tỏa, tạo liên kết vùng (các công trình kết nối khu công nghiệp, khu chế xuất, trục hướng tâm, vành đai, các đường kết nối cảng biển và hành lang vận tải quốc tế).
Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ GTVT Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2055/QĐ-TTg ngày 23/11/2015, trong đó đã quy hoạch hệ thống giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia, giao thông địa phương; phát triển hệ thống giao thông vùng trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của vùng là cửa ngõ quốc tế. Bộ GTVT đang triển khai đầu tưkết cấu hạ tầng giao thông vùng theo quy hoạch này.
Theo Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 2/12/2019 của Chính phủ về danh mục quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sẽ được tích hợp, kế thừa vào các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Theo Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 7/5/2019 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật quy hoạch đã quy định quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia phải bảo đảm tỉnh liên kết vùng, kết nối khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng biển và hành lang vận tải quốc tế; đồng thời, theo điểm g khoản 3 Điều 25 Luật Quy hoạch sẽ xác định dự ánquan trọng, ưu tiên đầu tư là các dự án trọng điểm có tính lan tỏa, tạo liên kết vùng, kết nối khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng biển và hành lang vận tải quốc tế (chính là kết quả của Đề án nêu trên).
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 14 Luật Quy hoạch quy định Thủ tướng Chính phủ tổ chức lập quy hoạch vùng. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ tổ chức triển khai lập quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo Bộ GTVT, trường hợp triển khai lập, phê duyệt Đề án nêu trên, tính pháp lý thực hiện sẽ không sẽ không chặt chẽ như các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng. Thực tế, năm 2017, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ, Bộ GTVT xây dựng Đề án kết nối các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy với các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia phía Bắc và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu tích hợp Đề án này vào quy hoạch ngành quốc gia. Việc lập đồng thời cả các quy hoạch theo Luật Quy hoạch và lập Đề án sẽ gây lãng phí.
Với các lý do nêu trên, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép không triển khai lập Đề án chi tiết kết nối kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm như yêu cầu tại Thông báo số 207/TB-VPCP ngày 18/6/2020. Trong quá trình lập các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT sẽ rà soát, cập nhật hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của vùng bảo đảm kết nối với các đầu mối có nhu cầu vận tải lớn như: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, các cửa khẩu quốc tế, các hành lang vận tải quốc tế.