游客发表

【kết quả giao hữu hôm qua】Năm 2024 sẽ là năm bứt phá để về đích

发帖时间:2025-01-25 15:34:09

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương.

Thưa Thứ trưởng,ămsẽlànămbứtpháđểvềđíkết quả giao hữu hôm qua chúng ta vừa khép lại một năm 2023 đầy khó khăn, thử thách, nhưng kết quả đạt được cũng rất đáng ghi nhận, trong đó có tăng trưởng GDP đạt 5,05%. Ông nghĩ thế nào về mức tăng trưởng này?

Nói về kinh tếnăm 2023, có lẽ, chúng ta nên bắt đầu từ thời điểm này của năm ngoái. Khi đó, chúng ta đón nhận tin mừng là tăng trưởng kinh tế lên tới 8,02%. Dù vẫn dự báo tình hình năm 2023 sẽ khó khăn, mà thực sự thì những dấu hiệu khó khăn đã bắt đầu từ quý cuối cùng của năm 2022, nhưng đúng là ở thời điểm đó, cũng không thể lường hết được tình hình thế giới lại tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường và nhiều rủi ro, bất ổn như thế. Các điểm nóng địa chính trị đã tiếp tục tác động mạnh, gây hệ lụy đa chiều đối với kinh tế toàn cầu. Nhiều nền kinh tế, trong đó có các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam, như Mỹ, châu Âu và ngay cả Trung Quốc, dù có dấu hiệu phục hồi, nhưng chậm và không như kỳ vọng.

Trong bối cảnh toàn cầu như vậy, là một nền kinh tế có độ mở cao, kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề. Đó là lý do vì sao, năm 2023, đặc biệt là nửa đầu năm, sản xuất công nghiệp sụt giảm, xuất nhập khẩu cũng giảm, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Nhưng kết quả cuối cùng, chúng ta vẫn đạt mức tăng trưởng 5,05%.

Mức tăng trưởng này còn thấp và không đạt mục tiêu đề ra (6 - 6,5%) nhưng trong bối cảnh khó khăn chung, tôi cho rằng, đây vẫn là kết quả tích cực, cao hơn so với nhiều nền kinh tế trên toàn cầu và khu vực. Kinh tế Việt Nam vẫn là một điểm sáng, lạm phát được kiểm soát, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, tiếp tục được các tổ chức xếp hạng, các nhà đầu tư, doanh nghiệpquốc tế đánh giá tích cực…

Hơn nữa, xu thế chung là nền kinh tế đang tiếp tục phục hồi, tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, trong đó riêng quý IV tăng trưởng tới 6,72% (tăng trưởng các quý trong năm 2023 lần lượt là 3,28%; 4,05%; 5,33% và 6,72% - PV).

Có thể nói, trong bối cảnh khó khăn, thách thức còn nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, tình hình diễn biến bất thường, phức tạp vượt mọi dự báo trước đó, chúng ta vẫn đạt được các kết quả tích cực, khá toàn diện, nhiều lĩnh vực đã tạo được dấu ấn quan trọng.

Đó là những dấu ấn gì, thưa Thứ trưởng?

Năm 2023 là năm chúng ta ghi được rất nhiều dấu ấn, đặc biệt trong điều hành kinh tế - xã hội. Ổn định kinh tế vĩ mô là một trong những dấu ấn quan trọng. Đây là nhiệm vụ xuyên suốt, gắn với mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Năm 2023, áp lực ổn định kinh tế vĩ mô là rất lớn, nhưng kết quả cuối cùng, bằng rất nhiều nỗ lực, bằng sự nhịp nhàng trong điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa, chúng ta đã giữ được mức tăng bình quân của Chỉ số Giá tiêu dùnglà 3,25%; lạm phát cơ bản là 4,16%. Kinh tế vĩ mô ổn định chính là nền tảng quan trọng để nền kinh tế tiếp tục phục hồi.

Chúng ta cũng ghi các dấu ấn quan trọng trong việc thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đầu tư, trong thực hiện các giải pháp cấp bách để hỗ trợ nền kinh tế - trong đó có Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, cũng như trong giải quyết các vấn đề tồn đọng của nền kinh tế, bao gồm gỡ vướng cho các dự ánkém hiệu quả, cũng như xử lý các ngân hàngcần tái cơ cấu… Bên cạnh đó, tập trung vào thực hiện các đột phá chiến lược, như đầu tư hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách thể chế…

Nhờ vậy, nền kinh tế đã đạt được những kết quả tích cực. Ví dụ như thương mại hàng hóa, mặc dù xuất nhập khẩu giảm sút, nhưng chúng ta lại xuất siêu ở mức cao, lên tới 28 tỷ USD. Thu hút đầu tư nước ngoài cũng là một điểm sáng của bức tranh kinh tế 2023. Số vốn thu hút được 36,61 tỷ USD và mức vốn giải ngân 23,18 tỷ USD, tôi cho là rất ấn tượng trong bối cảnh dòng đầu tư toàn cầu vẫn đang trong xu hướng chậm lại.

Các hoạt động ngoại giao cấp cao và những nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đã phát huy hiệu quả. Việt Nam vẫn là một trong những lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là gần đây, đã trở thành tâm điểm chú ý của ngành bán dẫn, các ngành công nghiệp công nghệ cao…

Năm 2023 cũng ghi nhận những nỗ lực rất lớn trong giải ngân vốn đầu tư công. Đây là năm có một nguồn lực đầu tư khổng lồ, nhưng ước tính thì tới hết tháng 12/2023, chúng ta đã giải ngân được gần 580.000 tỷ đồng, đạt 81,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với năm 2022 cả về số tuyệt đối và tương đối, và cũng là mức cao nhất trong vòng 4 năm qua.

Tháng 12/2023 là tháng có tốc độ giải ngân vốn đầu tư công nhảy vọt. Nếu duy trì được tốc độ này trong việc thanh quyết toán phần đã thực hiện còn lại trong tháng 1/2024, thì mục tiêu giải ngân 95% đã đề ra là có thể đạt được. Đây là điều hết sức quý báu. Nhờ giải ngân lớn, nên năm 2023, chúng ta đã khởi công và hoàn thành nhiều công trình, dự án hạ tầng cơ sở quan trọng của đất nước, trong đó có việc đưa gần 700 km đường bộ cao tốc vào sử dụng, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025.

Năm 2023, mặc dù kinh tế khó khăn, nhưng thu ngân sách dự kiến vượt dự toán, các khoản chi được đảm bảo, bội chi ngân sách dưới 4%, nằm trong ngưỡng an toàn… Tôi cho rằng, đó chính là những điểm sáng, những dấu ấn quan trọng của nền kinh tế trong năm 2023.

Bình luận về kinh tế Việt Nam năm 2023, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã dùng từ “kiên cường”. Thưa Thứ trưởng, liệu có đúng rằng, chúng ta đã kiên cường hay không?

Điều đó là hoàn toàn đúng. Không chỉ năm nay, mà trong cả trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay, khi kinh tế toàn cầu và Việt Nam chao đảo vì đại dịch và biến động địa chính trị toàn cầu, chúng ta đã kiên cường, bền bỉ vượt qua thách thức để đạt được những thành quả quan trọng. Trong nỗ lực chung đó, tôi muốn nhấn mạnh sự kiên cường, bền bỉ và những nỗ lực tuyệt vời của cộng đồng doanh nghiệp. Chính họ đã góp phần quan trọng để nền kinh tế Việt Nam đứng vững giữa những “cơn gió ngược” toàn cầu.

Có một vài con số có thể nhắc tới. Đó là trong bối cảnh khó khăn, năm 2023, có gần 160.000 doanh nghiệp được thành lập mới. Cùng với khoảng hơn 58.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, thì cả nước đã có hơn 200.000 doanh nghiệp gia nhập thị trường, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2022 và gấp 1,3 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong năm qua. Đây một bất ngờ lớn, vượt qua dự báo.

Điều đó cho thấy, sức sống của doanh nghiệp Việt Nam rất mạnh mẽ. Họ đang tận dụng mọi cơ hội để khởi nghiệp, đầu tư và kinh doanh, qua đó đóng góp cho kinh tế - xã hội đất nước. Hiện tại, chúng ta có khoảng 920.000 doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ sớm đạt được con số 1 triệu. Đây là dấu mốc quan trọng, cho thấy sự lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Tình hình có vẻ đang khá khả quan. Liệu chúng ta có thể bước vào năm 2024 với niềm tin rằng, các mục tiêu kế hoạch, trong đó có mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% hoàn toàn có thể được hiện thực hóa?

Dù xu thế hiện nay là tích cực, nhưng tôi vẫn phải nói rằng, khó khăn, thách thức phía trước còn rất lớn. Chúng ta nói kinh tế đang phục hồi, điều đó đúng, nhưng thực tế là, tăng trưởng kinh tế còn thấp, chưa đạt mục tiêu đề ra. Các động lực tăng trưởng chính đều đang chậm lại. Giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa được như kỳ vọng. Xuất nhập khẩu năm nay vẫn giảm so với năm ngoái. Xuất siêu kỷ lục, nhưng phần nhiều do nhập khẩu giảm, mà điều đó lại cho thấy sản xuất, xuất khẩu những tháng tới vẫn còn khó khăn. Khu vực doanh nghiệp cũng vậy, họ đang gặp rất nhiều áp lực, khó khăn về dòng tiền, về thị trường... Đó là lý do mà năm 2023, số doanh nghiệp rời bỏ thị trường cũng còn lớn, cao nhất kể từ trước tới nay.

Những khó khăn này sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2024, năm mà nhiều dự báo cho thấy, kinh tế toàn cầu có thể sẽ tăng trưởng chậm lại. Khi mà các yếu tố bất định, các rủi ro từ xung đột địa chính trị, suy giảm kinh tế toàn cầu còn lớn, thì khó có thể dự báo một cách chắc chắn về xu thế của kinh tế Việt Nam.

Tuy vậy, tôi cho rằng, chúng ta có nhiều cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. Các động lực tăng trưởng như xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư đều đang trong xu hướng tích cực hơn và có cơ hội tăng trưởng tốt hơn trong năm 2024.

Về xuất khẩu, chúng ta đang có đà phục hồi tháng sau tốt hơn tháng trước, dần dần lấy lại đà tăng trưởng. Đối với tiêu dùng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 đã tăng trên 9,6%, tiệm cận mức 2 con số.

Còn về đầu tư, một lĩnh vực hết sức quan trọng, thì cả đầu tư nhà nước, đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân, cơ hội đầu tư trong năm 2024 là khá tốt, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài. Đó là kết quả tích cực do các hoạt động ngoại giao kinh tế năm 2023 đem lại, nhất là trong các lĩnh vực mới, như chip bán dẫn, năng lượng tái tạo, hydrogen…

Nói riêng về đầu tư công, dù năm 2024, nguồn lực đầu tư thấp hơn, khoảng 640.000 tỷ đồng, nhưng nếu chúng ta quan tâm thúc đẩy giải ngân từ sớm, từ xa, đạt kết quả cao, thì sẽ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế.

Vậy còn các động lực tăng trưởng mới, mà gần đây, Thủ tướng Chính phủ, và kể cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhắc tới rất nhiều, sẽ phát huy hiệu quả ra sao, thưa Thứ trưởng? Liệu kinh tế Việt Nam 2024 có thể tăng tốc?

Gần đây, chúng ta đã nhắc rất nhiều đến các động lực tăng trưởng mới, như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, các lĩnh vực chip bán dẫn, hydrogen, năng lượng tái tạo… Các động lực này đang có những tác động tích cực đến nền kinh tế.

Năm nay, lần đầu tiên, Tổng cục Thống kê công bố tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP. Đây là một chỉ số quan trọng, sẽ giúp chúng ta định lượng được những đóng góp của kinh tế số - một động lực tăng trưởng mới - tới nền kinh tế. Còn với các động lực khác, chúng ta sẽ cần thời gian để có thể tạo được bước đột phá mạnh mẽ hơn.

Mặc dù tình hình chung là khó khăn, nhưng tôi cho rằng, với những bài học quý báu của năm 2023, chúng ta sẽ tiếp tục vượt qua thách thức, tận dụng được thời cơ để tiếp tục tăng tốc phát triển. Năm 2024, trong mục tiêu điều hành, chúng ta sẽ dành ưu tiên hơn cho thúc đẩy tăng trưởng, bên cạnh vẫn nhất quán ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống, nếu chúng ta tận dụng được cơ hội của động lực tăng trưởng mới, đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp mang tính căn cơ, dài hạn, như cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh các đột phá chiến lược, tôi tin là, năm 2024 sẽ là năm để chúng ta “bứt phá để về đích”.

Dù khó khăn, dù mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% là một thách thức lớn, nhưng chúng ta quyết tâm và nỗ lực, tận dụng mọi cơ hội và nguồn lực để đạt được kế hoạch đề ra.

    热门排行

    友情链接