Trần Thị Phượng sinh ra và lớn lên ở huyện Quảng Ninh,ữngtrangvăncủaPhượsoi kèo đan mạch vs kazakhstan tỉnh Quảng Bình. Hiện cô đang là sinh viên năm cuối khoa Báo chí – Truyền thông, Trường đại học Khoa học Huế. Là sinh viên báo chí, nhưng từ lâu Phượng đã bén duyên với văn chương.
Sở thích đọc sách giúp Phượng tăng thêm kiến thức và vốn từ, phục vụ cho việc viết lách. |
Phượng chập chững viết thơ văn từ năm lớp 6, bắt đầu bằng những bài thơ đăng trên báo tường của trường, lớp. Năm lớp 11, lần đầu tiên Phượng có bài đăng báo, là bài thơ có cái tên giản dị “Sinh nhật mẹ” trên Tập san Áo Trắng. Phượng kể, hồi đó cô đã rất vui khi nhận được nhuận bút 60.000 đồng, cô san sẻ niềm vui ấy với bạn bè bằng cách mua kẹo mút hết 50.000 đồng chia cho các bạn trong lớp. Sau này, Phượng bắt đầu được đăng thơ và truyện ngắn nhiều trên các tờ báo như: Tập san Áo Trắng, Giáo dục và Thời đại, Phụ nữ Việt Nam, Tài hoa Trẻ, Sinh viên Việt Nam. Việc viết văn đối với Phượng vừa là để thỏa niềm đam mê viết lách luôn tuôn trào, vừa là một cách để cô kiếm thêm nguồn thu nhập trang trải cho việc học.
Năm 2014, Phượng đạt giải Khuyến khích trong cuộc thi “Thơ Bút mới” lần thứ IX của Tập san Áo Trắng với bài thơ có tựa đề khá dễ thương: “Nếu cỏ dại ngộp thở”. Cũng trong năm này, cô đạt giải nhất cuộc thi “Viết gửi yêu thương” do báo Mực Tím tổ chức. Năm 2015, Phượng đạt giải nhất cuộc thi “Mùa yêu” do báo Mực Tím tổ chức, giải nhất “Tìm kiếm tài năng văn học trẻ” do YOLO Books tổ chức. Ngoài ra, trong năm 2015, Phượng được giới thiệu ở chuyên mục “Cây bút trẻ” trên Tập san Áo Trắng.
Không chỉ viết báo, Phượng còn là tác giả in chung của một số tập sách: Tháng năm không ở lại; Tình đầu tình cuối những mối tình; Này ngực lép, anh yêu em. Sắp tới đây, Phượng có in truyện dài Cõng em một đoạn đường.
Năm 2012, ba Phượng bị tai biến, không thể tiếp tục lao động được. Vai gầy của mẹ phải gồng gánh thêm để nuôi dạy ba đứa con nhỏ. Ngoài việc viết văn kiếm thêm thu nhập, Phượng từng giữ trẻ cho một gia đình suốt nửa năm để kiếm tiền trang trải việc học.
Nói về Phượng, thầy Hồ Dũng, giảng viên khoa Báo chí – Truyền thông, Trường đại học Khoa học Huế, là giáo viên cố vấn lớp Phượng đang theo học nhận xét: “Phượng là một sinh viên gương mẫu, luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. Trong học tập, dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng luôn đạt kết quả tốt. Em xứng đáng để nhiều bạn học tập”.
Bạn Ngô Thị Ngân, sinh viên năm cuối Trường đại học Kinh tế Huế, là bạn thân hơn mười năm nay của Phượng cho hay: “Mình rất khâm phục Phượng ở điều đó. Mình đã đọc nhiều tác phẩm của Phượng. Phượng viết về chính mình và những người xung quanh, về cuộc sống muôn màu muôn vẻ mà Phượng được chứng kiến. Chính vì vậy, những câu chuyện Phượng viết luôn khiến người đọc có cảm giác thân thuộc, sâu lắng. Sẽ không thể nào lấy được cảm xúc của người đọc nếu chỉ ngồi một chỗ và tưởng tượng”.