【kèo nhà cái việt nam hôm nay】Ca bệnh đột quỵ tăng, bác sĩ lưu ý “thời gian vàng”

ThS.BS. Lê Vũ Huỳnh kiểm tra sức khỏe bệnh nhân điều trị đột quỵ 

Bệnh trẻ hóa, nhiều ca nặng

Theo BSCKII. Dương Đăng Hóa, Phụ trách khoa Đột quỵ, BVTW Huế, bệnh tập trung ở người ngoài 60 tuổi với các bệnh đi kèm tim mạch, huyết áp… Nhiều bệnh nặng phải thở máy hoặc hỗ trợ phương tiện. Xu hướng bệnh nhân (BN) trẻ hóa. Ngày cao điểm, chúng tôi tiếp nhận 14-15 ca bệnh, tăng 50% so với thường lệ”.

Trong nhóm bệnh trẻ, anh T.T.T. (TP. Huế) ngoài 40 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê, liệt tứ chi. Qua một tháng điều trị tích cực, đến nay anh T. chỉ phản hồi những câu hỏi qua chớp mắt biểu hiện có hoặc không. Khi điều dưỡng tập mở miệng, anh không thể tự mấp máy môi. Hiện, tay chân của BN phản ứng rất kém, phụ thuộc chăm sóc điều dưỡng thường xuyên. Nguyên nhân là do tăng huyết áp không được điều trị thường xuyên, thiếu kiểm soát.

Gần đây, xuất hiện tình trạng đột quỵ các ca bệnh 40-50 tuổi rơi vào người có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu, nam giới hút thuốc lá nhiều… Đối với người trẻ mắc đột quỵ, tăng huyết áp là nguyên nhân phổ biến nhất, ngoài ra có một tỷ lệ lớn người trẻ đột quỵ do mắc các bệnh lý mạch máu não.

 Chăm sóc người bị đột quỵ tại Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Huế

Đột quỵ được chia thành hai loại: Đột quỵ thể tắc mạch và đột quỵ thể xuất huyết. Trường hợp đột quỵ thể tắc mạch, đặc biệt tắc mạch máu não lớn, nếu nhập viện sớm, áp dụng các liệu pháp tái thông kịp thời, BN có thể hồi phục và vượt qua cơn nguy kịch. Với thể đột quỵ thể xuất huyết, nguyên nhân chủ yếu do tăng huyết áp. Trường hợp xuất huyết nặng dẫn đến tỷ lệ tử vong và tàn tật cao dù được điều trị tối ưu.

BVTW Huế tiếp nhận rất nhiều ca bệnh nặng ở khu vực miền Trung chuyển đến. Có những ca điều trị hàng tháng trời mới cải thiện. Tuy nhiên, cũng có ca phục hồi tốt. Như trường hợp BN T.S.N. 60 tuổi ở Phú Lộc. Ông được người nhà đưa vào viện trong trạng thái nhồi máu não cấp, liệt nửa người bên trái. Nhờ sự can thiệp mạch, tái thông mạch máu não toàn bộ, đến nay ông đã tập vận động cùng các điều dưỡng. BN N. kể: “Biết mình bị đột quỵ nên tôi cũng cố gắng kiểm soát chế độ ăn uống nhưng khi thời tiết trở lạnh, cơn bệnh tới không kịp trở tay. Nhờ các bác sĩ điều trị, giờ tôi vận động được khoảng 70% so với lúc vào viện và sắp được về nhà rồi”.

Tận dụng “thời gian vàng”, sống lành mạnh

Đột quỵ gây tử vong, tàn phế hàng đầu đối với người trưởng thành và ngày càng trẻ hóa với người có yếu tố nguy cơ. Tại TTĐQ, trung bình 70-80% BN đột quỵ có di chứng nhất định ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống. Khoảng 30-40% BN có di chứng nặng và rất nặng. Thời gian trung bình điều trị cho một BN nhẹ là 2-5 ngày; BN mức độ trung bình 1-2 tuần; mức độ nặng, cần hồi sức tích cực, điều trị có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng.

Đột quỵ thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện: liệt nửa người, rối loạn ý thức, rối loạn ngôn ngữ, liệt mặt... Khi BN nôn mửa, mất ý thức, tụt lưỡi… có thể áp dụng sơ cứu cho BN nằm nghiêng. Các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng các biện pháp dân gian lấy máu 10 đầu ngón tay, dái tai hay uống thuốc An cung bởi điều này có thể làm mất thời gian vàng, gây nhiễm trùng, gây chảy máu nặng nếu dùng thuốc tiêu sợi huyết, bỏ lỡ cơ hội tầm soát và phòng ngừa đột quỵ tái phát. Theo hướng dẫn Cục quản lý dược, Bộ Y tế, thuốc An cung ngưu hoàng hoàn chống chỉ định trong trường hợp tai biến mạch máu não. Ghi nhận ở các bệnh viện trong cả nước, một số BN đột quỵ dùng An cung ngưu hoàng hoàn trước khi nhập viện dẫn đến hậu quả máu chảy não ồ ạt, không thể cứu chữa.

ThS.BS. Lê Vũ Huỳnh, Phó Trưởng khoa Đột quỵ BVTW Huế cho biết: “Đưa người bệnh nhập viện sớm, tỷ lệ can thiệp tái thông mạch máu não thành công cao, hạn chế tổn thương não, hạn chế tai biến, biến chứng. Những trường hợp đột quỵ nguy kịch đến đơn vị điều trị đột quỵ kịp thời vẫn có thể hồi phục ngoạn mục, trung bình có 5-7 BN được hồi phục như vậy mỗi tuần. Có được kết quả này là nhờ truyền thông “thời gian vàng” (những giờ đầu tiên ngay sau khi đột quỵ xảy ra) trong điều trị đột quỵ để người dân nhận thức, đồng thời sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở y tế nhằm chuyển trường hợp bệnh lý mạch máu não phức tạp, đột quỵ đến cấp cứu kịp thời”.

Để phòng, chống bị đột quỵ, những người từ 40 tuổi trở lên có huyết áp cao, mắc bệnh tim mạch cần được sàng lọc, chụp mạch não nhằm dự phòng đột quỵ và có biện pháp can thiệp. Khi có triệu chứng đau đầu, không chủ quan. Người có bệnh nền về đái tháo đường, tăng huyết áp… phải khám bệnh định kỳ. Các bác sĩ lưu ý, nếu có biểu hiện nghi ngờ tăng huyết áp thì nên kiểm tra ngay. Việc điều trị tăng huyết áp cần duy trì đều đặn, bởi bỏ thuốc sẽ dẫn tới tình trạng dao động, gia tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ cao.

Đột quỵ có thể dự phòng sớm, nhất là với những người có yếu tố nguy cơ. Một cuộc sống lành mạnh sẽ giúp giảm khả năng bị đột quỵ: Giảm ăn mặn, tránh thức khuya, bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, tăng cường thể dục, tránh thừa cân…

Cúp C2
上一篇:Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
下一篇:Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29