Tại Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 diễn ra ngày 3/7,ênbộphốihợphoànthiệndựthảoLuậtTrậttựATGTđườngbộsoi kèo leicester city Chánh Văn phòng Bộ GTVT Uông Việt Dũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được triển khai quyết liệt, kịp thời.
Theo đó, các văn bản được xây dựng trên tinh thần nhất quán phải tạo được những đổi mới có tính đột phá, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số với mục tiêu tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện, môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch cho người dân, doanh nghiệp, vì sự tiến bộ chung của xã hội.
Cụ thể, Bộ GTVT đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội khóa XV thông qua Luật Đường bộ tại Kỳ họp thứ 7 và cho chủ trương có hiệu lực sớm đối với 3 nội dung về thanh toán điện tử, thu phí sử dụng đường cao tốc và thu phí sử dụng đường bộ qua đầu phương tiện.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong suốt quá trình dự thảo, hoàn thiện dự án Luật Trật tự, ATGT đường bộ để báo cáo Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Bộ cũng đã báo cáo và được Ủy ban Thuờng vụ Quốc hội đồng ý trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9, dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) đối với dự án Luật Đường sắt.
“Bên cạnh việc đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Hàng không, hoàn thiện hồ sơ tổng kết Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, Luật Đường thủy nội địa Việt Nam, Bộ GTVT cũng đang tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng để ban hành 20 Thông tư, trình Chính phủ ban hành 9 Nghị định.
Trong đó, có nhiều quy định quan trọng ngay sau khi ban hành đã giúp tháo gỡ vướng mắc trong triển khai các nhiệm vụ chính trị của ngành, định hướng cho các hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, điển hình như: Thông tư số 6 về quy chuẩn đường bộ cao tốc là cơ sở pháp lý trong xây dựng quy hoạch, thiết kế, thi công, quản lý, vận hành, khai thác đường bộ cao tốc.
Thông tư số 16 về lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ đã tháo gỡ vướng mắc để tiếp tục triển khai công tác lựa chọn nhà đầu tư các trạm dừng nghỉ.
Nghị định số 57 về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, giúp đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đặc biệt sau khi các dự án nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm được thực hiện sẽ góp phần cùng các với nguồn vật liệu khác cung cấp bổ sung cho các dự án đường bộ cao tốc khu vực phía Nam”, ông Uông Việt Dũng thông tin.
Đặc biệt, công tác lập, triển khai quy hoạch tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả.
Theo đó, Bộ GTVT đã trình Chính phủ điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước.
Đã tổ chức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch CHK Quốc tế Nội Bài, CHK Cà Mau, Liên Khương và công bố CHK Liên Khương thành CHK quốc tế. Các Cục chuyên ngành đang khẩn trương điều chỉnh cục bộ quy hoạch CHK Tân Sơn Nhất, Cát Bi, Chu Lai.
Bộ GTVT cũng đã hoàn thiện báo cáo đầu kỳ quy hoạch mạng lưới đường sắt, báo cáo giữa kỳ và cuối kỳ 4 quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành đường sắt, quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực đường bộ theo chỉ đạo của Bộ GTVT.
Đối với lĩnh vực quản lý hoạt động vận tải, ông Dũng cho biết vẫn tiếp tục được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Theo đó, Bộ đã ban hành 7 Thông tư, trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định trong lĩnh vực vận tải.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đánh giá, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế có nhiều đột phá. Trong đó, Luật Đường bộ đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, giảm thiểu thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
“Đây là dự án Luật chúng ta đã rất vất vả, tốn rất nhiều công sức. Tôi đánh giá cao các Vụ, Cục đã rất quyết liệt đeo bám cơ quan liên quan giải trình để hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét", Bộ trưởng nói.
Xác định 6 tháng cuối năm, nhiệm vụ của ngành GTVT còn rất lớn, người đứng đầu Bộ GTVT yêu cầu Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đường bộ và Luật Trật tự ATGT đường bộ, đặc biệt là Nghị định thanh toán điện tử giao thông đường bộ, Nghị định thu phí sử dụng đường cao tốc, Nghị định thu phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện, hoàn thành trình trước ngày 15/8/2024.
"Việc xây dựng nghị định, thông tư phải bảo đảm có thể triển khai ngay khi Luật có hiệu lực. Cần nhanh chóng triển khai các bước theo quy trình để thực hiện phân cấp quản lý quốc lộ cho các tỉnh, thành ngay sau khi Luật Đường bộ có hiệu lực", Bộ trưởng nhấn mạnh.