Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu. Vượt khó đi lên 6 tháng đầu năm 2016,ênquyếtkhôngbanhànhchínhsáchgâykhóchodoanhnghiệlịch thi đấu uefa europa league ngành Tài chính đã tiếp tục "vượt khó đi lên", có nhiều đề xuất tham mưu đột phá cũng như phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong công tác quản lý tài chính ngân sách. Trong đó, công tác điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ, tăng cường kỷ luật kỷ cương tài chính, phối hợp tốt chính sách tài khoá, tiền tệ, đảm bảo tăng trưởng, mục tiêu kinh tế xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Ngành Tài chính cũng đã làm tốt những công việc liên quan tới thể chế, tái cơ cấu, đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là nỗ lực lớn của ngành thuế và hải quan trong việc thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ cải cách thủ tục hành chính hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần nâng hạng chỉ số sản xuất kinh doanh. Một thành công lớn của Bộ Tài chính là tăng cường quản lý giá cả, kiểm soát lạm phát trong giới hạn Quốc hội đã giao. Trong 6 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 2,35% so với tháng 12-2015, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2015; bình quân 6 tháng tăng 1,72% so cùng kỳ năm 2015. Công tác huy động vốn, kiểm soát nợ công, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là những vùng bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn, sự cố môi trường tại miền trung được triển khai tích cực, kịp thời. Hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính ngân sách, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Cắt giảm chi tối đa Để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, ngành Tài chính cần tiếp chỉ đạo quyết liệt trong công tác thu chi ngân sách tài chính. Trong đó, đối với thu thuế nội địa, cần tích cực mở rộng cơ sở thuế, đặc biệt là thuế ngoài quốc doanh; xem xét, đánh giá lại thuế khoán, chế độ hóa đơn chứng từ; rà soát lại chính sách thu, tăng cường việc thực thi các chính sách miễn, giảm, giãn, hoàn thuế, đảm bảo chính sách thuế đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và bình đẳng. Đối với thu từ xuất nhập khẩu, lực lượng Hải quan tăng cường quản lý cửa khẩu nhập, kiểm soát chặt chẽ giá tính thuế thông qua việc xây dựng đền án chuyên sâu về vấn đề này. Trong việc lập dự toán thu NSNN, để khắc phục tình trạng hụt thu ngân sách Trung ương còn ngân sách địa phương đạt khá, Bộ Tài chính cần rà soát lại cách thức lập dự toán, có thể thí điểm việc lập dự toán dựa trên cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội từ năm 2017 thay vì sử dụng các số liệu lạm phát, tăng trưởng, số thu năm trước như hiện nay. Các địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng thu để có nguồn chi và cắt giảm các khoản chi không cần thiết, chi trong khả năng cho phép; kiên quyết bố trí khoán thu và thu hồi nợ đọng. Dư địa cắt giảm các khoản chi “vô bổ” vẫn còn nhiều. Để đảm bảo thu chi ngân sách, an toàn nợ công, các ngành phải tập trung đẩy mạnh thực hiện cải cách, kiên quyết không ban hành thêm chính sách gây khó khăn cho doanh nghiệp; phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh khai thác những ngành công nghiệp sử dụng năng lượng để tiết kiệm chi ngân sách. Về vấn đề giải ngân vốn, cần có các biện pháp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, theo dõi diễn biến kịp thời để giải ngân theo dự toán, tránh giải ngân cao hơn; sớm hoàn thiện đề án cân đối thu chi ngân sách và đảm bảo an ninh nợ công, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Đề án tái cơ cấu đầu tư công trung hạn, tập trung vào các dự án trọng điểm, quan trọng về dân sinh, xóa đói giảm nghèo. Về tái cơ cấu DNNN, Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ phương án sửa đổi Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016-2020; rà soát tăng cường thanh tra, kiểm tra trong công tác thẩm định giá, xác định giá trị doanh nghiệp, chủ động tham mưu cho Chính phủ những vấn đề tồn đọng theo nguyên tắc thị trường. Về thị trường vốn, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án trình Chính phủ về hợp nhất 2 Sàn Giao dịch chứng khoán; tiếp tục tăng cường phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài; phát triển thị trường bảo hiểm,… Đặc biệt, Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các phương án giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội; có chính sách tổng thể trong hỗ trợ ngư dân, đồng bào một số tỉnh miền Trung khắc phục môi trường, giúp đồng bào sớm ổn định đời sống; có chính sách hỗ trợ nước sạch cho đồng bào các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong công tác thanh tra, kiểm tra, chống tham nhũng, lãng phí, trước mắt toàn ngành Tài chính phải triển khai hiệu quả, làm trong sạch nội bộ, tạo động lực, áp lực trách nhiệm với các cán bộ công chức thực thi công tác. Sau đó là thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách tài chính tại một số đơn vị trọng điểm. Về hội nhập, Bộ Tài chính đang đánh giá tác động của những cam kết hội nhập đến công tác tài chính – NSNN. Từ những đánh giá này, Bộ Tài chính phải đưa ra được những giải pháp tổng thể để thực hiện các hiệp định thương mại tự do sao cho hiệu quả; tích cực phối hợp các nhà tài trợ, tranh thủ tối đa trong giai đoạn sắp “tốt nghiệp ODA” để có được những nguồn vốn tốt nhất. Với những giải pháp cụ thể và sự quyết liệt từ Trung ương tới địa phương, tin tưởng rằng, ngành Tài chính sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính – NSNN năm 2016, góp phần hoàn thành Kế hoạch kinh tế - xã hội 2016 tạo đà phát triển những năm tiếp theo. Trong thời gian qua, ngành Tài chính đã làm khá tốt công tác tuyên truyền về các kết quả của công tác tài chính – NSNN, song nhiều ý kiến vẫn cho rằng ngành Tài chính còn “làm nhiều nói ít”.Tới đây, toàn Ngành cần chủ động hơn nữa trong việc cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ về các chính sách điều hành tới các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương; tạo mọi điều kiện tốt nhất cho báo chí phản ánh về hoạt động tài chính.Bên cạnh đó, tận dụng hệ thống báo chí trong Ngành để tăng cường thông tin, đăng tải các bài viết về hoạt động của ngành Tài chính, các chính sách tài khóa, các chính sách vĩ mô. Quan trọng hơn, Bộ Tài chính cần lắng nghe, phản hồi kịp thời các ý kiến do truyền thông nêu ra. Nếu chưa đúng thì thông tin giải thích lại để người dân, doanh nghiệp hiểu thấu đáo. Nếu phản ánh đúng thì cầu thị, lắng nghe để có phương án điều chỉnh cho phù hợp. |
|