【kqbd nhat 2】EU, Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt: Cơ hội để Iran phát triển
Cơ quan Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vừa tuyên bố rằng Iran đã tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân đạt được cuối tháng 7-2015 giữa Iran và Nhóm P5+1 nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của nước này. TheỹdỡbỏlệnhtrừngphạtCơhộiđểIranphttriểkqbd nhat 2o đó, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cũng đã nhất trí dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế chống Iran. Đây được xem là cơ hội để Tehran phát triển.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Ngoại trưởng Iran Javad Zarif trong cuộc gặp tại New York, Mỹ ngày 26-9-2015. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuối tháng 7-2015, thỏa thuận lịch sử giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm Nga, Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc và Đức) mang tên Kế hoạch Hành động toàn diện chung chính thức được ký kết và có hiệu lực sau 6 tháng ký kết nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của nước này. Theo đó, Iran phải cắt giảm mạnh các hoạt động hạt nhân và chấp thuận các cuộc thanh sát mới để đổi lại việc được dỡ bỏ dần các biện pháp trừng phạt của phương Tây và quốc tế. Cụ thể, Tehran sẽ phải giảm 2/3 số máy ly tâm được sử dụng để làm giàu urani và loại bỏ khả năng sử dụng nguyên liệu này để chế tạo bom nguyên tử. Thỏa thuận còn ấn định trong vòng 15 năm, Iran chỉ được sở hữu không quá 300kg urani làm giàu tối đa 3,67%. Nhà máy hạt nhân ở Arak cũng chỉ được sử dụng vào mục đích hòa bình. Mọi nhiên liệu hạt nhân phải được đưa ra khỏi Iran để tiêu hủy. Đổi lại, các nước Nhóm P5+1 sẽ dỡ bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt Iran từ năm 2016 trong lĩnh vực thương mại, công nghệ, tài chính và năng lượng. Mặc dù quyết định dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Iran đã được 28 nước thành viên EU thông qua, tuy nhiên vẫn phải được công bố trong Công báo chính thức của khối này để có hiệu lực.
Việc EU, Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt sẽ mở đường cho Tehran phát triển kinh tế trong thời gian tới. Về mặt lý thuyết, Iran là một thị trường đầy tiềm năng, với diện tích rộng gấp 2,5 lần bang Texas của Mỹ, dân số Iran vào khoảng 80 triệu người. Đây là quốc gia đứng thứ 4 thế giới về trữ lượng dầu mỏ và thứ hai thế giới về trữ lượng khí đốt tự nhiên. Ngành sản xuất nông nghiệp của quốc gia này cũng được trang bị khá hiện đại và đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế với tổng trị giá 400 tỉ USD. Một lĩnh vực khác được cho là thế mạnh của Iran chính là ngành công nghiệp hàng không. Các lệnh trừng phạt đã khiến Iran không thể mua được các máy bay mới của phương Tây cũng như các thiết bị và bộ phận thay thế cho các máy bay đang vận hành. Thỏa thuận trên đã mở cửa cho các thương vụ mua bán máy bay thương mại. Bộ trưởng Giao thông Vận tải Abbas Akhoundi cho biết Iran dự kiến sẽ chi 20 tỉ USD để mua khoảng 400 máy bay trong một thập kỷ tới.
Việc EU, Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt không chỉ là niềm vui của Tehran mà còn được dư luận quốc tế hoan nghênh. Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho rằng sự kiện quan trọng này là “chiến thắng vẻ vang” của đất nước và nhân dân Iran.
Cộng đồng quốc tế bao gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga… cũng đã hoan nghênh, coi đây là một thành công lịch sử sau nhiều nỗ lực của các bên, đồng thời hy vọng thành công này sẽ góp phần thúc đẩy việc giải quyết các điểm nóng trên thế giới thông qua con đường ngoại giao.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng bày tỏ hy vọng sự thành công của thỏa thuận này sẽ là tiền đề góp phần duy trì sự ổn định, an ninh trong khu vực và tăng cường hợp tác quốc tế.
Tuy nhiên mới đây, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố sẽ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhằm vào chương trình tên lửa đạn đạo được Iran tiến hành thử nghiệm hồi tháng 10. Theo đó, lệnh trừng phạt mới nhằm vào 11 công ty và cá nhân được cho là đã hỗ trợ Iran thực hiện chương trình phát triển tên lửa đạn đạo. Giới phân tích cho rằng việc làm trên mang tính thù địch và thiếu thiện chí, trong khi Iran đã cố gắng thực hiện khá đầy đủ thỏa thuận với Nhóm P5+1 và các quốc gia liên quan cũng đã thực hiện đúng cam kết của mình dành cho Iran.
HN tổng hợp