【xếp hạng bóng đá bundesliga】Món nợ đồng lần tại Dự án BOT đường tránh TP. Thanh Hóa
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:34:41 评论数:
Sau hơn 10 năm khai thác,ónnợđồnglầntạiDựánBOTđườngtránhTPThanhHóxếp hạng bóng đá bundesliga tuyến tránh phía Đông TP. Thanh Hóa hiện đã bước vào giai đoạn trùng tu, nhưng không có kinh phí để thực hiện. Ảnh: A.M |
Nhẫn nại
Từ hơn một năm qua, cứ khoảng nửa tháng một lần, Công ty cổ phần BOT Đường tránh Thanh Hóa lại kiên nhẫn gửi văn bản tới Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) để xin được tiến hành thu phí hoàn vốn cho Dự ánBOT Đầu tư xây dựng Quốc lộ 1, đoạn tránh TP. Thanh Hóa.
Trong văn bản mới nhất vừa gửi tới Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cách đây đúng một tuần, ông Nguyễn Hải Nam, Giám đốc Công ty cổ phần BOT Đường tránh Thanh Hóa một lần nữa nhắc lại việc Dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác hợp phần đường vành đai phía Tây từ tháng 12/2019 và chiểu theo Hợp đồng BOT số 11/HĐ.BOT - BGTVT ngày 20/10/2016, nhà đầu tưđược quyền sử dụng trạm thu phí tại Km 286+397, Quốc lộ 1 để thu phí hoàn vốn.
“Tuy nhiên, sau rất nhiều văn bản kiến nghị, đến thời điểm này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vẫn chưa thể chốt phương án thu phí, trong khi nhà đầu tư đã và đang bắt đầu phải trả gốc và lãi vay cho ngân hàngtài trợ vốn”, ông Nam lo lắng.
Khó khăn đối với nhà đầu tư này càng nặng nề hơn, bởi sau hơn 2,5 năm kể từ khi Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu tạm dừng thu phí đối với tuyến tránh phía Đông - hạng mục gốc của Dự án, việc thu phí tại trạm Km 286+397, Quốc lộ 1 vẫn chưa thể được nối lại.
Theo ông Nam, trong thời gian tạm dừng thu phí, Dự án đương nhiên không có bất kỳ nguồn thu nào, nhưng Công ty cổ phần BOT Đường tránh Thanh Hóa vẫn phải bỏ tiền duy trì bộ máy; thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng; duy trì hệ thống chiếu sáng để đảm bảo an toàn giao thông theo yêu cầu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Áp lực đối với đơn vị vận hành, khai thác là rất lớn bởi tuyến tránh phía Đông sau hơn 10 năm khai thác hiện đã bước vào giai đoạn trùng tu, nhưng không có kinh phí để thực hiện, dẫn đến tuyến đường huyết mạch đang bị hư hỏng, xuống cấp rất nhanh.
“Trong 2,5 năm qua, Công ty cổ phần BOT Đường tránh TP. Thanh Hóa đã phải chi tới 50 tỷ đồng để chi lương nuôi bộ máy và bảo trì công trình. Gánh nặng nợ nần này đã quá sức chịu đựng của các nhà đầu tư”, ông Nam cho biết.
Lệch pha góc nhìn
Cách đây đúng 6 tháng, ông Vũ Quang Hội, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần BOT Đường tránh Thanh Hóa, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bitexco trong lần hiếm hoi đã phải trực tiếp xuất tướng ký văn bản kiến nghị các cơ quan nhà nước xử lý dứt điểm hai vướng mắc kéo dài tại dự án tai tiếng này.
Vướng mắc đầu tiên mà ông Hội đề cập chính là việc xác định thời gian thu phí tạo lợi nhuận cho tuyến tránh phía Đông vốn được khởi động vào năm 2005 và hoàn thành năm 2009. Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần BOT Đường tránh Thanh Hóa cho rằng, tại Hợp đồng BOT số 11 và các phụ lục hợp đồng đã ký với Bộ GTVT, thời gian thu phí tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư luôn được xác định là 3 năm sau khi kết thúc việc thu phí hoàn vốn.
Tuy nhiên, khi nhà đầu tư mới thu phí tạo lợi nhuận được khoảng 1 năm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành Quyết định số 2661/QĐ - TCĐBVN ngày 7/8/2017 yêu cầu Công ty cổ phần BOT Đường tránh Thanh Hóa tạm dừng thu phí để đàm phán lại mức lợi nhuận.
Theo giải thích của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, do một loạt yếu tố đầu vào đã có sự thay đổi, đặc biệt là lưu lượng tăng trưởng xe trên tuyến cao vượt dự kiến, nên thời gian thu hoàn vốn của Dự án từ 27 năm 8 tháng đã giảm xuống còn 7 năm 2 tháng, thời điểm thu tạo lợi nhuận của nhà đầu tư sớm hơn dự kiến 20 năm. Việc giữ nguyên thời gian thu phí tạo lợi nhuận là 3 năm như hợp đồng ban đầu, vì lẽ đó, theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam là chưa hợp lý.
Bên cạnh đó, tính đến ngày 31/7/2017, nhà đầu tư đã thu tạo lợi nhuận được hơn 1 năm. Số thu tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư đến hết ngày 31/7/2017, thậm chí đã lớn hơn con số lợi nhuận đề xuất cao nhất so với các phương án đàm phán mức lợi nhuận của nhà đầu tư mà Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đưa ra.
Vì những lý do trên, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam tạm dừng thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ tại Trạm thu phí Km286+397, Quốc lộ 1 từ 0 giờ ngày 10/8/2017 để tiếp tục đàm phán và xử lý theo quy định.
Không đồng ý với giải thích trên, đại diện nhà đầu tư cho rằng, trong thời gian qua, các phương án do Tổng cục Đường bộ Việt Nam đưa ra đều không có căn cứ và không tuân thủ bất cứ điều khoản nào trong hợp đồng BOT đã ký. Ông Hội cho biết, nhà đầu tư đã có hàng chục báo cáo, gửi các văn bản kiến nghị Bộ GTVT xem xét, bãi bỏ quyết định tạm dừng thu phí và giải quyết các vấn đề phát sinh do tạm dừng thu phí nhưng không được xử lý ổn thỏa.
Trong lần đàm phán gần nhất (tháng 10/2019), Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đưa ra 2 phương án điều chỉnh mức lợi nhuận để nhà đầu tư lựa chọn. Cụ thể, phương án 1 - lợi nhuận nhà đầu tư bằng vốn nhà đầu tư vào dự án theo từng năm (156 tỷ đồng) nhân (x) với tỷ suất lợi nhuận bình quân của các dự án BOT hiện nay (khoảng 11,5%). Với phương án 2, Tổng cục Đường bộ Việt Nam dự kiến tính thời gian thu phí tạo lợi nhuận tỷ lệ tương ứng thời gian hoàn vốn thực tế so với thời gian hoàn vốn của hợp đồng gốc.
Bác bỏ cả 2 phương án, Công ty cổ phần BOT Đường tránh Thanh Hóa cho rằng, các phương án tính toán của Tổng cục Đường bộ Việt Nam không có cơ sở và bảo lưu quan điểm cần tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Mặc dù vậy, để thể hiện thiện chí, trong trường hợp được quyền thu phí tạo lợi nhuận như hợp đồng gốc, nhà đầu tư sẵn sàng chịu mọi chi phí cho tổ chức quản lý và chi phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên Dự án kể từ khi dừng thu đến nay.
Nút thắt vị trí trạm thu phí
Trong khi vướng mắc liên quan đến thời gian thu phí tạo lợi nhuận cho tuyến tránh phía Đông chưa có lối thoát, thì việc xác định vị trí đặt trạm thu phí hoàn vốn cho tuyến tránh phía Tây TP. Thanh Hóa - hạng mục được bổ sung năm 2016, hoàn thành vào tháng 12/2018 vẫn chưa đạt được sự đồng thuận của nhà đầu tư và Bộ GTVT.
Do lưu lượng các phương tiện từ phía Tây về trung tâm TP. Thanh Hóa tăng cao, nên để giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông khu vực trung tâm Thành phố, tháng 9/2014, UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 8270/UBND-CN ngày 9/9/2014 đề nghị Bộ GTVT bổ sung hạng mục đường vành đai phía Tây TP. Thanh Hóa đoạn Km0 - Km6 (tuyến tránh phía Tây) vào Dự án và cùng sử dụng trạm thu phí Km286+397 Quốc lộ 1 (trạm Bỉm Sơn) để hoàn vốn. Trên cơ sở chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Bộ GTVT đã phê duyệt đầu tư bổ sung tuyến tránh phía Tây tại Quyết định số 1220/QĐ-BGTVT ngày 8/4/2015 với kinh phí đầu tư khoảng 1.014 tỷ đồng (chi phí đầu tư thực tế dự kiến quyết toán khoảng 820 tỷ đồng).
Tuy nhiên, do trạm thu phí Bỉm Sơn đã dừng thu phí từ tháng 8/2017, lại nằm ngoài phạm vi đầu tư tuyến tránh phía Tây, nên việc tiếp tục thu phí tại trạm Bỉm Sơn rất khó khả thi, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự.
Theo ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT, thực hiện kết luận của lãnh đạo Chính phủ tại Thông báo số 108/TB-VPCP ngày 26/6/2019 của Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với nhà đầu tư và các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa khẩn trương nghiên cứu, lựa chọn vị trí phù hợp để di dời trạm Bỉm Sơn về tuyến tránh phía Tây TP. Thanh Hóa nhằm thu phí hoàn vốn.
Kết quả nghiên cứu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho thấy, việc thu phí trên tuyến tránh phía Tây không thể hoàn được vốn do hiện tại đã có tuyến tránh phía Đông (với quy mô 4 làn xe) và Quốc lộ 1 qua TP. Thanh Hóa. Đặc biệt, trên tuyến tránh phía Tây có tới 16 vị trí giao cắt, nên các phương tiện có thể sử dụng để tránh mất phí, khiến doanh thu thu phí tại Dự án bị hao hụt rất lớn, thậm chí là không đủ bù đắp các chi phí bảo trì, vận hành… Như vậy, phương án chuyển trạm Bỉm Sơn về tuyến tránh phía Tây để thu phí không khả thi, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Được biết, để giải quyết triệt để các khó khăn, vướng mắc về hoàn vốn cho tuyến tránh phía Tây, vào tháng 10/2019, Bộ GTVT đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng tuyến tránh phía Tây (khoảng 250 tỷ đồng) từ nguồn ngân sách của địa phương. Đối với phần còn lại (hơn 600 tỷ đồng - bao gồm cả chi phí lãi vay phát sinh trong giai đoạn khai thác), Bộ GTVT sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cân đối nguồn vốn ngân sách trung ương để thanh toán cho nhà đầu tư.
Đây là lần thứ hai, Bộ GTVT đã buộc phải mở lời đề nghị sự hỗ trợ của địa phương để tháo gỡ nút thắt cho Dự án. Trước đó, đầu tháng 9/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn khẳng định, không thể hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng cho Dự án bằng nguồn ngân sách địa phương như đề nghị của Bộ GTVT hồi tháng 7/2019. Đối với đề nghị thứ hai, một lãnh đạo Vụ Đối tác công tư (Bộ GTVT) cho biết, hiện Bộ GTVT chưa nhận được phản hồi của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Dù cơ quan nhà nước đã nỗ lực thuyết phục, nhưng nhà đầu tư vẫn bảo lưu quan điểm
Bất chấp nỗ lực thuyết phục của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư vẫn bảo vệ quan điểm cần thực hiện đúng quy định tại Hợp đồng BOT số 11/HĐ.BOT ngày 10/10/2016 với điều khoản quan trọng nhất là nhà đầu tư được quyền thu phí hoàn vốn tại trạm thu phí Km286+397, Quốc lộ 1. “Vị trí này cũng là cơ sở để doanh nghiệpthương thảo, ký hợp đồng tín dụng cho Dự án với các ngân hàng”, đại diện nhà đầu tư khẳng định.