Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương,ànhnhựacònnhiềudưđịatăngtrưởket qua bong da hom ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) - cho biết, hiện nay ngành nhựa vẫn là một trong những ngành có sự tăng trưởng tương đối ổn định khi đạt bình quân từ 14-15%/năm và giá trị xuất khẩu cũng tăng trưởng 12-14%/năm. Các thống kê của VPA cho thấy, trong năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu ngành nhựa Việt Nam đạt trên 3 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2016. Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có sự tăng trưởng cao gồm: Hàn Quốc tăng 30%, ASEAN tăng 24,2%, Nhật Bản tăng 14,8%... Khu vực thị trường lớn là EU giữ vững mức tăng trưởng, thậm chí tăng ấn tượng như xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 61,5%. Cũng theo ông Hồ Đức Lam, trong 4 tháng đầu năm nay, ngành nhựa tiếp đà tăng trưởng và đạt mức 14%, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường chủ lực như Nhật Bản, Mỹ… tiếp tục tăng mạnh (Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tỉ trọng 26%, kế đến là Mỹ với 11%). Đánh giá về dư địa phát triển của ngành trong thời gian tới, ông Lam cho hay, ngành nhựa vẫn còn nhiều cơ hội tăng cao hơn bởi hiện nay sử dụng bình quân sản phẩm nhựa trên đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp, với mức bình quân là 41 kg/người/năm trong khi các nước khu vực châu Á là 48,5 kg/người/năm và trung bình toàn thế giới là 69,7 kg/người/năm. Về sức cạnh tranh của ngành, đại diện VPA khẳng định: Nếu như trước đây hình ảnh của doanh nghiệp nhựa thường là các công ty gia đình, công ty tư nhân có quy mô nhỏ lẻ thì nay cùng với xu thế hội nhập và sự hỗ trợ quyết liệt bằng các chính sách của Chính phủ, các doanh nghiệp ngành này đang lớn mạnh và duy trì sự phát triển qua từng năm. Hiện doanh nghiệp nhựa nội địa đang cạnh tranh sòng phẳng với các công ty nước ngoài cũng như các mặt hàng nhựa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Một điểm đáng chú ý là những doanh nghiệp có thế mạnh nội địa đã đẩy mạnh đầu tư công nghệ, nhà xưởng, liên kết cùng các tập đoàn đa quốc gia khác để tập trung đầu tư sản phẩm cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Chẳng hạn Công ty Nhựa An Phát đã đầu tư và đưa vào hoạt động nhà máy số 6 (công suất 3.000 tấn/tháng) và số 7 (công suất 800 tấn/tháng), chuyên xuất khẩu sản phẩm túi nhựa sinh học và bao bì màng mỏng sang các thị trường khó tính như Nhật Bản và Mỹ. Công ty Nhựa Tiền Phong sáp nhập Công ty Nhựa Năm Sao và nâng công suất nhà máy tại miền Trung lên hơn 15.000 tấn/năm. Còn Nhựa Đông Á cũng đang tìm cách nâng công suất nhà máy sản xuất tấm profile, với kỳ vọng đứng đầu lĩnh vực nhựa xây dựng và vật liệu quảng cáo… Gần đây nhất, vào 18/5 vừa qua, nhựa Rạng Đông hợp tác cùng Tập đoàn Sojitz Pla-Net - Nhật Bản khánh thành Nhà máy nhựa Rạng Đông tại tỉnh Long An với tổng vốn đầu tư 32 triệu USD nhằm nâng sức cạnh tranh cho các sản phẩm của công ty, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Theo ông Kato, Chủ tịch Tập đoàn Sojitz Pla-Net, việc khánh thành nhà máy mới là cột mốc rất quan trọng cho sự hợp tác của 2 doanh nghiệp. Tập đoàn Sojitz Pla-Net sẽ nỗ lực hỗ trợ RLP để tạo ra những sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn quốc tế như PVC, bao bì…, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường Việt Nam và thế giới. |