Có dân số đông thứ 3 sau Kinh và Tày,ĐạigiađìnhdântộcViệtNamDântộcThánữ nhật bản vs dân tộc Thái có mặt ở miền Tây Bắc Việt Nam trên 1200 năm, cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Các nhóm, ngành lớn của người Thái tại Việt Nam bao gồm: Tay Đón (Thái Trắng), Tay Đăm (Thái Đen), Tay Đèng (Thái Đỏ) và nhiều nhóm khác. Người Thái sống tập trung thành bản ở các thung lũng lòng chảo, không cách xa nhau. Họ có ngôn ngữ và văn tự riêng. Tiếng Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái và nằm trong dòng ngôn ngữ Nam Á. Nhà sàn của người Thái trắng thiết kế gần giống nhà Tày-Nùng. Nhà sàn của người Thái Đen lại gần kiểu nhà của người Môn-Khmer. Nhà người Thái Đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của người Thái Đen khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ, phần còn lại là bếp và cũng là nơi để chủ nhà tiếp khách nam. Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới người Thái mặc áo cánh ngắn, cổ tròn, không cầu vai, hai túi dưới và trước cài cúc tết bằng vải hoặc làm từ xương động vật, quần xẻ dũng. Trong các ngày lễ, tết họ mặc loại áo dài màu chàm, xẻ nách phía bên phải, đầu quấn khăn, chân đi guốc. Phụ nữ Thái trắng mặc áo trắng, cổ hình chữ V. Chân váy quấn, đen trơn, thắt lưng làm bằng bông hoặc tơ tằm màu xanh hoặc màu tím nhạt. Khăn đội đầu cũng màu trắng trơn, cũng có người nhuộm chàm. Ngược lại, phụ nữ Thái Đen mặc áo ngắn màu tối (chàm hoặc đen), cổ tròn, đứng. Điểm nhấn khác biệt trong trang phục của phụ nữ Thái đen là khăn đội đầu trang trí cầu kỳ gọi là khăn Piêu. Giống như cách làm thổ cẩm truyền thống, khăn Piêu được dệt từ sợi bông, sau đó nhuộm chàm. Tới khi vải khô, phụ nữ Thái mới bắt đầu thêu lên những hoa văn sặc sỡ. Để hoàn thành một chiếc khăn Piêu, người phụ nữ Thái phải mất ba tháng dệt vải, thêu thùa, tự tìm kiếm cho riêng mình những màu sắc, đường nét thích hợp nhất. Ngay từ khi con gái còn bé người mẹ đã truyền dạy cách thêu thùa, may vá, dệt vải làm khăn. Việc học thêu khăn Piêu là một quá trình nhận thức và rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, tính kiên nhẫn, chăm chỉ của cô gái Thái. Đến năm 15, 16 tuổi các cô gái Thái đã thành thạo việc dệt vải, thêu thùa, may vá, tự tay làm khăn Piêu để chuẩn bị lấy chồng. Lúa nước là nguồn lương thực chính của người Thái. Trên đồng ruộng, họ trồng nhiều lúa nếp. Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, tạo mương, bắc máng đưa nước vào ruộng. Do ở gần nguồn cung cấp thủy sản dồi dào là sông và các sông suối phụ lưu, nên cá sông, cá suối là thực phẩm chính của người Thái. Sản phẩm cá được người Thái chế biến ra nhiều món ăn khác nhau: cá hấp trong chõ gỗ, người Thái gọi là cá mọ; món “pa-giảng” là cá hun khói. Pa pỉnh tộp (cá suối nướng lật úp) là món ăn cổ truyền của người Thái. Ngoài ra, người Thái cũng chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm khác. Lễ hội dân gian là một phần thiết yếu trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của người Thái. Trong năm, đồng bào có nhiều lễ hội lớn mang tính chất cộng động như; lễ xên bản, xên mường, xên đông, lễ hội cầu mưa, lễ hội xuống đồng, lễ hội xên lẩu nó, lễ hội xé then… cho tới các lễ hội trong phạm vi gia đình như các nghi thức cúng vía “tám khuôn”, các lễ cúng ruộng “tám tế na”, cúng vía trâu “tám khuôn quai” hay các nghi thức khác liên quan tới thờ cúng tổ tiên. Thực hiện: Lương Bằng, Ngọc Quý, Đức Yên Ảnh 360 - Dân tộc Thái (Thực hiện: Nhóm PV) |