Thịt,ãihùngthịtcuaxaysẵnởchợbảng xếp hạng giải malaysia cua bẩn không cần rửa- say tuốt Hiện nay, nắm bắt nhu cầu muốn được phục vụ “từ A tới Z” của khách hàng, hầu hết các bàn thịt, cua đều trang bị cho mình một chiếc máy xay nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng muốn có sản phẩm xay ngay tại chỗ, về nhà chỉ việc cho vào xoong chế biến. Tuy nhiên, thực tế là hầu hết các sản phẩm này đều không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sơ chế. Dạo một vòng qua một số chợ thực phẩm ở Hà Nội như chợ Dịch Vọng, chợ Cầu Giấy, chợ Bưởi, chợ Gia Lâm... và các địa điểm họp chợ gần khu đông dân. Theo quan sát của PV, một số địa điểm bán thực phẩm nằm ngay cạnh đường lớn, nơi có nhiều xe cộ qua lại. Hàng ngày, bụi bẩn ở bên đường gây ô nhiễm, làm thực phẩm mất đi sự tươi ngon. Mặc dù biết vậy song nhiều người bán hàng không hề trang bị vật dụng để che đậy, làm thực phẩm bị ô nhiễm. Tại một bàn thịt trong chợ Gia Lâm, khi cắt xong phần thịt khách đã chọn mua, theo yêu cầu của khách là muốn có thịt xay để làm món chả lá lốt, người bán hàng nhanh tay thái thịt thành những miếng nhỏ, sau đó cho lên máy xay. Chị khách hàng phàn nàn “sao không rửa thịt trước khi xay”, bà chủ bàn thịt gắt “ Lợn mổ xong tôi đã rửa lại hết toàn bộ thịt rồi, sạch rồi, làm gì phải rửa nữa, cầu kì quá. Có mua thì mua, không mua tôi bán cho người khác”. Chị Phùng Thị Bằng (Gia Lâm, HN) phàn nàn: “Hôm trước đi mua thịt xay, thấy mình không để ý, chị bán hàng cho vào xay luôn không cần rửa. Mình nhìn thấy hoảng hồn, chị bảo: “Thịt sạch mà, không cần rửa!" Mình nhất quyết không đồng ý thì chị ấy cầm miếng thịt, thả vào xô nước bẩn đầy mỡ màng rồi cho vào xay. Chiếc máy xay thịt cũng không hề đảm bảo vệ sinh, nó được dùng đi dùng lại rất nhiều lần mà không hề được lau rửa hay che đậy. Chiếc máy này luôn trong tình trạng bám đầy thịt dính lại sau lần xay thịt trước đó. Từ hôm đó, nếu muốn ăn thịt xay thì mình đem về nhà tự làm, chứ không dám lười nữa”.
Không chỉ thịt lợn, các mặt hàng thủy, hải sản như tôm, cua, ốc, cá… cũng sẵn sàng được sơ chế khi khách hàng yêu cầu. Đáng chú ý là cách sơ chế cua. Những con cua được đặt ở trong chậu, cả những con còn sống và những con đã chết. Khi mua hàng khách sẽ chọn cua, cho vào một cái xô. Tiếp đó, người bán hàng sẽ đổ nước vào xô đựng cua, xóc qua rồi gạn bỏ nước. Số cua trong xô được nhanh chóng bỏ mai, lấy gạch và cho vào máy xay xay nhuyễn. Điều đáng nói ở đây là, số cua bẩn chỉ được xóc qua một lần nước rồi nảy gạch và cho vào máy xay. Nước rửa cua thường đục ngầu ... Nguy cơ ngộ độc thực phẩm Không ít trường hợp ngộ độc thực phẩm do ăn thức ăn không hợp vệ sinh mua ở chợ. Khi ăn phải đồ ăn bẩn sẽ bị đau bụng, rối loạn đường tiêu hóa, thậm chí nếu không cấp cứu kịp thời có nguy cơ dẫn tới tử vong. Theo số liệu của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế, trong năm 2011, cả nước có 142 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 4.500 người mắc trong đó hơn 80% phải đi viện. Nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm là vi sinh vật chiếm 28,1%.
Mặc dù mỗi khi nhắc đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, hầu hết mọi người đều “ biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, nhưng các vụ ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra bởi thực phẩm chế biến sẵn mất vệ sinh mà nguyên nhân lớn nhất là do người bán hàng vì lợi nhuận đã bất chấp tính mạng của khách hàng để bán đồ ôi thiu và không nguồn gốc xuất xứ. Câu chuyện về mất vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ còn tiếp diễn khi ý thức của người bán hàng không được nâng lên và người tiêu dùng thì vì tiếc thời gian công sức mà rước về bệnh tật bởi thức ăn sẵn không nguồn gốc và chế biến, bảo quản mất vệ sinh. Điều này sẽ được biến chuyển dần, nếu yêu cầu về vệ sinh thực phẩm của chính những người mua được nâng cao. Thanh Nguyên |