Sở hữu trí tuệ trong chăn nuôi đang được đặt ra nhiều đòi hỏi. Trong đó,ởhữutrítuệThịtlợnsạchnhờsửdụngthứcănsinhhọctừthảomộvđqg úc hôm nay vấn đề bảo vệ môi trường, sức khỏe của người tiêu dùng đang được đặt lên hàng đầu. Với phương châm như vậy, việc nghiên cứu và đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất chăn nuôi là hết sức cần thiết. Bên cạnh việc đẩy mạnh tăng trưởng về năng suất và số lượng, thì chất lượng thịt cũng phải đảm bảo hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng chính đáng của người tiêu dùng. Để thực hiện được những mục tiêu đó, ngành chăn nuôi đã và đang nỗ lực tìm hướng đi mới cho mình và cho cộng đồng, việc sử dụng thức ăn sinh học đang là một hướng đột phá nhằm tạo nguồn thịt sạch cung cấp cho xã hội và hướng ra xuất khẩu.
Nhiều năm qua, các nhà khoa học đã phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc nói chung, thức ăn cho lợn nói riêng dày công nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm hữu ích, mang lại hiệu quả cao cho nhà chăn nuôi. Nhờ có thức ăn công nghiệp, năng suất, sản lượng thịt tăng cao, bảo đảm nguồn cung cấp dồi dào cho thị trường. Tuy nhiên, loại thức ăn này chỉ tập trung vào mục đích tăng trưởng nhanh mà chưa chú trọng đến môi trường, nhất là các chất thải trong chăn nuôi. Mặt khác, chất lượng thịt được nuôi từ thức ăn công nghiệp còn rất nhiều điều đáng lưu tâm, chưa kể đến việc lạm dụng sử dụng các chất cấm khiến thịt lợn trở nên không sạch với các biểu hiện như: thịt có mùi tanh, nước luộc thịt có bọt đục, thịt khi chế biến chảy nhiều nước, độ nhão của thịt cao...
Thịt lợn sạch nhờ được ăn thảo mộc nằm trong dự án Sở hữu trí tuệ
Thực tế cho thấy, trong đông y có một số thảo dược được dùng phổ biến trong các bài thuốc bổ, có tác dụng tăng cường tiêu hoá, hấp thu các chất dinh dưỡng, giúp cho quá trình trao đổi chất được điều hoà và cân bằng. Với liều lượng thích hợp, các vị thuốc trên sẽ tạo thành tính bình, giúp cho việc tăng cường hoạt tính của các men tiêu hoá và trao đổi chất trong ruột non, đồng thời làm giảm hoạt tính của các vi khuẩn gây thối ở ruột già. Do đó đã làm giảm mùi hôi thối trong phân, nước tiểu, đặc biệt là phòng được bệnh tiêu chảy không phải dùng đến thuốc kháng sinh điều trị.
Ở Việt Nam, có một số loại cây có chứa chất Saponin với hàm lượng tương đối cao, đó là cây Bồ kết, Bồ hòn, Găng và Ngưu tất. Thời gian vừa qua, nhóm nghiên cứu của Phòng Kinh tế thị xã Phúc Yên đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu sử dụng thức ăn sinh học tạo thành thịt sạch cung cấp cho nhân dân và xuất khẩu” thuộc dự án Sở hữu trí tuệ. Đề tài đã nghiên cứu và sử dụng 2 loại cây là Kim ngân và Thổ phục linh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, vì những lợi ích đối với vật nuôi và các loài cây này rất thích nghi với vùng đất nghèo dinh dưỡng như vùng đất gò đồi xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên. Và đề tài này nằm trong dự án sở hữu trí tuệ do Cục Sở hữu trí tuệ triển khai.
Ngoài nguyên liệu thức ăn tinh, nhóm nghiên cứu cũng đã dùng nguyên liệu phụ gia bổ sung như men tiêu hoá vi sinh SHL 100, kết hợp 2 loại thảo dược là cây Kim ngân và cây Thổ phục linh để tạo thành thức ăn sinh học nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng, hạn chế ô nhiễm môi trường đến 60%.
Quá trình thực nghiệm cho thấy, cây Kim ngân và cây Thổ phục linh khi thêm vào khẩu phần thức ăn cho lợn F2 nuôi thịt thấy bã thải từ phân và nước tiểu của lợn giảm hôi thối đáng kể so với các loại cám Cargill, Higrô, Newhop...
Ưu điểm của thức ăn sinh học này được ứng dụng trong chăn nuôi lợn khiến chúng vẫn ăn uống bình thường, cơ thể phát triển khoẻ mạnh, sức khoẻ tốt và chất lượng thịt thơm ngon, rắn chắc, không nhão, không tồn dư hooc môn, không có độc tố gây ngộ độc thực phẩm và tồn dư kháng sinh. Đặc biệt là hạn chế kim loại nặng dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.
Thức ăn sinh học đã giúp lợn lai F2 nuôi thịt tăng trọng xấp xỉ với lợn đối chứng, giá bán thịt cao hơn giá bán thịt lợn tự do trên thị trường từ 20%-30%. Nếu tính toán một trang trại nuôi 1.000 con lợn sạch đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho lãi cao hơn từ 20-30%.
Kỹ sư Tạ Hùng Đậu - Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng thức săn sinh học trong mô hình sản xuất thịt lợn sạch cho biết: Từ khi triển khai thực hiện mô hình, đã sản xuất được 30 tấn thức ăn sinh học, cung cấp ra thị trường khoảng 18-20 tấn thịt lợn sạch; xây dựng được thương hiệu thịt lợn sạch tại một số địa bàn với giá xuất cao.
Trong điều kiện ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với nhiều loại bệnh tật như hiện nay, việc sử dụng thức ăn sinh học nhằm mục đích tạo ra năng suất chất lượng thịt lợn ngày càng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đang là một hướng đi mới, được khẳng định là mang lại hiệu quả cả về mặt kinh tế, xã hội cũng như môi trường. Đây là một mô hình cần được đầu tư, nhân rộng trong ngành chăn nuôi.
Phát hoảng vì luộc thịt lợn, bọt nâu trùm kín nồi