Hong Na-ri (35 tuổi) đang sống cùng chồng và hai con gái sinh đôi trong một căn hộ 3 phòng ngủ ở Seoul. Họ đã sống trong những căn nhà thuê như vậy được hơn 5 năm vì không đủ tiền mua bất động sản. Giá căn hộ mà Hong đang thuê ở khu phố Songpa đã tăng gấp đôi lên 1,ợchồngHànphảitiếtkiệmnămnếumuốnmuanhàthủđôkeo bong da da 888 tỷ won (1,6 triệu USD) kể từ khi gia đình cô chuyển đến khu vực này vào năm 2015. “Khi tôi kết hôn (năm 2015), tôi đã nghĩ rằng giá nhà sẽ giảm xuống. Thế nhưng tôi đã sai. Giờ đây mọi người hỏi tại sao tôi không nhanh chóng mua lấy một căn khi còn có thể. Điều đó khiến tôi lo lắng, nhưng tôi đâu thể làm gì được”, luật sư 35 tuổi nói. Hong cho biết với tổng thu nhập khoảng 6.700-10.000 USD/tháng, vợ chồng cô sẽ phải tiết kiệm hàng chục năm nếu muốn có nhà ở thủ đô. “Tôi cũng không thể chuyển ra ngoài Seoul vì không có người trông trẻ, quá xa trường mầm non và nơi làm việc của chúng tôi”.
Theo trang thống kê Numbeo, bất chấp hơn 20 chính sách “hạ nhiệt” được chính phủ Tổng thống Moon Jae-in đưa ra, giá nhà ở Seoul đã tăng hơn 50% kể từ năm 2017, tốc độ nhanh nhất thế giới. Mức tăng chóng mặt này đang đập tan giấc mơ có được một mái ấm riêng của rất nhiều gia đình trẻ như vợ chồng Hong - những người “mắc kẹt” ở Seoul vì công việc nhưng không đủ điều kiện để mua nhà thủ đô. Tiết kiệm hàng chục năm Giá căn hộ ở Seoul lần đầu tiên vượt mức 12 triệu won/m2 (11.000 USD), tăng hơn 20% trong năm qua và 74% kể từ khi Tổng thống Moon Jae-in nhậm chức vào năm 2017. Giá trung bình cho mỗi m2 của một căn hộ ở thủ đô Hàn Quốc đang là 12,21 triệu won (11.120 USD), theo số liệu của KB Kookmin Bank công bố tuần trước. Cho đến năm 2019, căn hộ ở các quận nhà giàu như Gangnam, Seocho và Songpa và các khu vực được săn đón ở Mapo, Yongsan và Seongdong vẫn dẫn đầu trong danh sách tăng giá. Thế nhưng, hiện tại giá nhà ở các khu vực tương đối bình dân thậm chí còn tăng cao hơn. Giá căn hộ ở Nowon tăng 33%, ở Gangbuk 31,4% và ở Dobong 28,4%, tăng với tốc độ nhanh hơn hẳn Gangnam (13,6%), Seocho (11%) và Songpa (16,9%).
Tháng 7 năm ngoái, chính phủ đã tăng thuế mua lại để ngăn chặn các nhà đầu cơ nhưng lại miễn trừ đối với các căn nhà có giá dưới 100 triệu won. Điều này khiến các nhà đầu tư đổ xô mua nhà giá thấp dẫn đến tăng giá đột biến. Đại dịch đang khiến sự phân hóa giàu nghèo trở nên rõ ràng hơn. Trong khi đó, giá của những căn hộ bình dân lại tăng cao, khiến các hộ gia đình có thu nhập thấp ngày càng khó mua nhà. Năm 2018, thu nhập khả dụng hàng tháng trung bình (đã trừ thuế và phí an sinh xã hội) của các hộ gia đình dưới 39 tuổi là 3,615 triệu won (3.292 USD). Trong khi đó, giá của một căn hộ thuộc loại trung bình ở Seoul, tính đến tháng 6/2018, là 664 triệu won (604.573 USD). Như vậy, các cặp vợ chồng trong độ tuổi 20-30 sẽ phải tiết kiệm toàn bộ thu nhập khả dụng của mình trong ít nhất 15,3 năm để mua một căn hộ bình dân ở Seoul. Tuy nhiên, khi giá nhà không ngừng tăng, người trẻ Hàn Quốc phải tiết kiệm 16,5 năm vào cuối năm 2019 để mua nhà. Đến cuối năm 2020, khi giá của những ngôi nhà nhỏ có giá trị dưới 100 triệu won cũng tăng mạnh, các cặp vợ chồng có thu nhập trung bình phải tiết kiệm ít nhất 20 năm. Gánh nặng phải mua nhà bằng được Hy vọng mong manh về việc sở hữu nhà riêng còn khiến các cặp vợ chồng Hàn Quốc phải áp dụng những biện pháp cực đoan ngoài tiết kiệm tiền. Baek Seung-min, nhà thiết kế nội thất 35 tuổi, đã yêu cầu vợ anh từ bỏ công việc điều dưỡng với mức lương 58 triệu won/tháng (48.000 USD) để “mở ra” cơ hội mua nhà cho cả hai sau khi chính phủ đưa ra một loạt biện pháp kiểm soát giá bất động sản. Baek hy vọng việc cắt giảm thu nhập của vợ anh trong một thời gian sẽ giúp thu nhập hàng năm của gia đình đủ thấp để đạt điều kiện hưởng ưu đãi mua nhà dành cho các đôi mới cưới. Dù vậy, với thu nhập hiện tại, giấc mơ về một căn hộ ở trung tâm thủ đô là quá xa vời. Baek và vợ quyết định chuyển đến Incheon, cách nơi làm việc của họ ở Seoul 2 tiếng. Tuy xa xôi nhưng nơi đây có các quy định về vay vốn dễ dàng hơn và giá căn hộ cũng rẻ hơn rất nhiều. Theo một cuộc khảo sát chung của các cổng thông tin việc làm JobKorea và Albamon, người Hàn Quốc ở độ tuổi 20 cho rằng việc mua nhà là “điều cần thiết”. Mua nhà thậm chí là mục tiêu được ưu tiên hơn cả kết hôn, sinh con.
Giáo sư Jeong Se-eun của Đại học Quốc gia Chungnam cho rằng những trở ngại trong việc mua nhà đang có tác động tiêu cực đến cách các cặp vợ chồng trẻ tiếp cận kế hoạch hóa gia đình. “Hầu hết thanh niên không muốn kết hôn hoặc có con vì điều kiện kinh tế không được cải thiện, lo ngại khó mua nhà trong tương lai”, giáo sư nói. Năm 2018, chỉ có 256.622 đôi đăng ký kết hôn và có 326.900 trẻ em chào đời ở xứ sở kim chi, mức thấp nhất kể từ năm 1972. Năm 2020, Hàn Quốc ghi nhận 275.815 ca sinh, 307.764 ca tử vong. Đây cũng là lần đầu tiên số ca sinh ít hơn số ca tử vong kể từ khi nước này bắt đầu thu thập dữ liệu dân số vào năm 1953. Choi Jin-ho, giáo sư xã hội học tại Đại học Ajou ở Suwon, phía nam Seoul, cho biết: “Điều này còn tồi tệ hơn dự đoán. Và do hậu quả của đại dịch Covid-19, số lượng ca sinh mới trong năm 2021 được cho tiếp tục giảm sâu”. Sợ giá đất đắt đỏ, giới trẻ Nhật đổ xô mua nhà tí honThay vì dành cả đời để tích góp tiền mua nhà, nhiều người trẻ ở xứ sở mặt trời mọc chọn các căn hộ siêu nhỏ để trút bỏ gánh nặng tài chính. |