88Point88Point

【đội hình sc braga gặp union berlin】“Bão” hàng ngoại

bao hang ngoai lo cho hang noi

Hàng Thái Lan với chất lượng,Bãođội hình sc braga gặp union berlin mẫu mã bắt mắt đang “lấy lòng” được người tiêu dùng. Ảnh: PHAN THU.

Điểm yếu chất lượng

Trong một cuộc hội thảo mới đây về hàng Việt của Bộ Công Thương, dù chỉ là nhận xét, đánh giá chung về hàng Việt của một vị lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhưng trong nhận định ấy ngầm có sự lo lắng cho DN cũng như hàng Việt khi hội nhập từ phía cơ quan quản lý. Bà Lê Thị Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, việc Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới khiến các sản phẩm được sản xuất trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm NK cùng chủng loại, có chất lượng và được hậu thuẫn về quảng bá chuyên nghiệp của các công ty nước ngoài. Và khi các hàng rào thuế quan đang dần dần hạ xuống, “cơn lũ” hàng ngoại sẽ ồ ạt tràn về.

Đứng trên góc độ DN, nhiều DN thực sự lo lắng. Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái cho hay, thị trường bán lẻ cuối năm 2015 gần như mở cửa hoàn toàn. Nếu so sánh với các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới thì thấy ngay sự lép vế của DN nội khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành. Dẫn chứng cho nhận định này, ông Đoàn cho biết, Saigon Co.op là mô hình bán lẻ lớn nhất của Việt Nam với số vốn hơn 1.000 tỷ đồng (50 triệu USD), trong khi lợi nhuận của Tập đoàn Wal Mart chỉ trong 1 quý là hơn 5 tỷ USD. “Chỉ cần so sánh vốn đầu tư của DN Việt Nam với lợi nhuận trong 1 quý của DN nước ngoài thì thấy rằng không thể cạnh tranh được”, ông Đoàn nói.

Không chỉ thua về quy mô, tốc độ, sức cạnh tranh, DN Việt còn thể hiện ở vấn đề chất lượng, giá cả sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, khuyến mại… Chỉ cần làm một phép so sánh ngay với hàng Thái Lan là có thể thấy rõ vấn đề. Dù sự chênh lệch giữa hàng Thái là hàng Việt khoảng 15% nhưng người tiêu dùng vẫn lựa chọn hàng Thái bởi chất lượng, mẫu mã “ăn đứt” hàng Việt. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, hàng hóa Thái Lan vào Việt Nam đặt ra một thách thức đối với DN trong nước, bởi với chất lượng cao, ổn định, họ sẽ nhanh tay thâu tóm thị trường. Trong khi đó, điểm yếu nhất của DN Việt Nam là chất lượng hàng hóa không ổn định. Do đó, áp lực đối với hàng Việt khi phải cạnh tranh với hàng ngoại vào Việt Nam theo con đường giảm thuế hội nhập đã thấy rõ.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho biết, không chỉ sản xuất thua kém mà DN Việt còn kém trong khâu phân phối, tiếp thị. “Văn hóa kinh doanh “hàng mua rồi miễn đổi, trả lại” của DN Việt là sai sách, không biết kinh doanh. DN nước ngoài họ không làm vậy. Nếu một khách hàng mua một cái áo bị đứt cúc, họ sẵn sàng khâu lại cho khách hàng hoặc đổi lại”, ông Phú dẫn chứng. Sức cạnh tranh của DN Việt yếu thế hơn so với DN nước ngoài còn đến từ nguyên nhân khách quan. Theo đó, chi phí sản xuất cao, lãi vay cao hơn nhiều so với DN nước ngoài, chi phí logistic cao gấp rưỡi các nước trong khu vực, trong khi lãi vay ngân hàng của DN nước ngoài chỉ 1-2%.

Buộc phải đối đầu

Theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã và đang đàm phán, nhiều mặt hàng nước ngoài sẽ vào Việt Nam với mức thuế rất thấp, thậm chí bằng 0%. Trong khi đó, những điểm yếu của DN chưa được cải thiện ngay thì nỗi lo cho DN Việt, cho hàng Việt là có cơ sở.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) nhìn nhận, khi AEC thành lập, các FTA được ký kết, DN trong nước có điều kiện mở rộng thị trường XK nhưng cũng phải đối mặt với cạnh tranh mạnh hơn tại chính thị trường nội địa, nhất là hàng hóa từ Trung Quốc và các nước ASEAN. Việc cấp bách là DN Việt Nam phải nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh. “Nhiều DN có sản phẩm tốt nhưng không chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nên phải đi qua các đầu mối trung gian, đẩy giá bán lên cao và lẫn lộn với hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái trước khi đến tay người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc chăm lo xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình chính là bước tiến tiếp theo để hàng sản xuất tại Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới”, bà Xuân nói. Nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước khi hội nhập, vị đại diện của Lefaso đề xuất, Nhà nước sớm xây dựng những bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn tiêu dùng phù hợp các quy định quốc tế, để tạo thành những hàng rào hợp pháp bảo vệ sản xuất trong nước.

Là DN có nhiều thời gian tiếp xúc với hàng Việt bằng các chuyến đưa hàng Việt ề nông thôn, ông Tạ Minh Sơn, Giám đốc Siêu thị Tứ Sơn (An Giang) cho rằng, nhìn chung chất lượng sản phẩm do DN Việt Nam sản xuất không thua kém hàng ngoại nhập, nhất là các sản phẩm gia dụng, thực phẩm công nghệ… Qua triển khai thực tế cho thấy tiềm năng thị trường, sức tiêu thụ các sản phẩm Việt tại khu vực nông thôn còn rất lớn. Tuy nhiên, để hàng Việt thực sự là niềm tin của người tiêu dùng, nhà sản xuất cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến giá thành và chất lượng, trong đó chất lượng là yếu tố quan trọng nhất. Cũng nhấn mạnh đến yếu tố chất lượng, theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, thay vì ngồi chờ được hưởng sự ưu tiên đối với hàng Việt thì DN cần có chiến lược quảng bá thiết thực, mạnh mẽ tới người tiêu dùng bằng các hoạt động khuyến mại và tiếp thị. Bên cạnh đó, DN cũng nên tập trung xây dựng thương hiệu tốt và phải coi người tiêu dùng là trung tâm, mọi hoạt động là để phục vụ chứ không phải chỉ là kinh doanh.

赞(5554)
未经允许不得转载:>88Point » 【đội hình sc braga gặp union berlin】“Bão” hàng ngoại