【kqbd peru liga 1】Cần gì cho làn sóng đầu tư trong bối cảnh “bình thường mới”?
作者:Thể thao 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 16:33:33 评论数:
Các thị trường mới nổi khu vực châu Á vẫn là điểm trũng hút vốn đầu tư toàn cầu | |
Thu hút hơn 8 tỷ USD vốn FDI vào khu công nghiệp | |
Những điểm mới và các lưu ý về Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư 2020 |
Việt Nam là một trong những thị trường được các nhà đầu tư quan tâm. Ảnh: Internet |
Việt Nam đã có 3 làn sóng đầu tư
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trong quá trình phát triển, Việt Nam đã có 3 làn sóng đầu tư. Đỉnh thứ nhất là vào năm 1995 ngay sau khi Mỹ xóa bỏ cấm vận, đỉnh thứ hai là năm 2008 khi Việt Nam gia nhập WTO và đến bây giờ, dù ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng đồ thị của đầu tư FDI vẫn đang đi lên.
Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, lý do giúp cho Việt Nam tăng trưởng cao so với các nước là bởi Việt Nam vốn có những ưu thế nhất định và có những chính sách phù hợp trong giai đoạn vừa qua.
Cụ thể, Việt Nam có sự ổn định về chính trị, tăng trưởng nhanh và bền vững, chi phí và ưu đãi cạnh tranh, nguồn nhân lực dồi dào, thị trường tiềm năng, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, luôn cải cách mạnh mẽ và ở vị trí trung tâm kết nối thị trường Trung Quốc với các nước ASEAN và các nước khác.
Ông Đỗ Nhất Hoàng còn cho rằng, dịch Covid-19 tuy làm đứt gãy chuỗi cung ứng, xung đột thương mại Mỹ - Trung còn phức tạp nhưng nhiều quốc gia khác như châu Âu không bị ảnh hưởng nên các nhà đầu tư chỉ đa dạng hóa, tái cơ cấu đầu tư. Việt Nam là một trong những thị trường được các nhà đầu tư quan tâm cùng với nhiều nước khác như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ…
Nhờ đó, theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, đến nay, nhiều doanh nghiệp đã cam kết hàng chục tỷ USD vào Việt Nam.
Đồng tình với các quan điểm nêu trên, ông Glenn Hughes - Trưởng đại diện Tập đoàn Logos tại Việt Nam đánh giá, đặc điểm thu hút đầu tư của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài gồm nhiều yếu tố tổng hoà. Đó là nhờ vào địa thế trung tâm của Việt Nam tại ASEAN và trên thế giới; quá trình công nghiệp hoá; nhu cầu trong nước cùng các ưu đãi của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Chính vì có sự kết hợp như vậy nên ông Glenn Hughes cho rằng, Việt Nam có thể đi trước các nền kinh tế trong thu hút đầu tư nước ngoài. Sự kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam cũng đang tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
Hợp tác hai bên cùng thắng
Do đó, để đón nhận làn sóng đầu tư mới nay, các chuyên gia đều nhận định, Việt Nam cần chuẩn bị tốt cho những nhu cầu và yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, đầu tiên phải có đất khu công nghiệp vì dòng vốn đầu tư chủ yếu đến là các khu công nghiệp. Thứ hai là đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo lao động có tay nghề cao, đẩy mạnh đào tạo nhanh theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Thứ ba, liên quan tới vấn đề năng lượng, hiện đã có nhiều dự án đầu tư hàng chục tỷ USD vào lĩnh vực này. Thứ tư là đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ. Tháng 8 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết để thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ, nhưng bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự vươn lên. Thứ năm là không ngừng sửa đổi các chính sách, nhiều thủ tục rườm rà phải được cắt giảm và có nhiều ưu đãi hơn.
Ở góc độ khác, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam cho biết, ngành logistics có vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng, đóng vai trò quan trọng trong dịch vụ thương mai, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ sở vật chất và hạ tầng của logistics sẽ góp phần thu hút đầu tư.
Nên theo ông Hiệp, về phần cứng như cảng biển, sân bay, kho hàng, kho bãi chúng ta hoàn toàn đáp ứng được. Về phần mềm, dù đã có nhiều tiến bộ nhưng các cơ quan quản lý vẫn cần tạo thuận lợi hơn nữa trong thông quan, kiểm tra chuyên ngành. Ngoài ra, cần những công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu của thương mại điện tử, chuỗi cung ứng lạnh, tự động hóa trong quản trị kho hàng cũng như mảng logistics đô thị cần sự phát triển hơn nữa.
Tuy nhiên, các chuyên gia tại Hội nghị đều nhất trí cho rằng, việc hợp tác phải trên tinh thần Win – Win, nên Việt Nam thu hút đầu tư nhưng phải chọn lọc với các tiêu chí về công nghệ, môi trường, đặc biệt là các cam kết hợp tác đưa doanh nghiệp Việt Nam cùng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.