TheịcáoHứaThịPhấnlĩnhánnămtùlịch bd anho đó, HĐXX nhận định, tất cả 196 giao dịch thu chi tiền mặt tại Ngân hàng Đại Tín đều không thực hiện đúng quy định, không có khách đến nhận tiền. Việc bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (nguyên nhân viên kế toán Trustbank chi nhánh Sài Gòn) nói thực hiện đúng quy định là không đúng. Thu chi tiền mặt phải căn cứ vào chứng từ kế toán có chữ, nhân viên giao dịch phải đối chiếu với khách hàng.
Về dư nợ của nhóm Phương Trang, theo cáo trạng thực tế Phương Trang chỉ nhận 3.900 tỷ đồng, nhận nợ bắt buộc là 35 tỷ đồng, không nhận được 2.000 tỷ đồng Trái Phiếu Trường Vỹ. HĐXX cho rằng, có đủ căn cứ Ngân hàng Đại Tín không có đủ tiền mặt để giải ngân. Qua kiểm tra sổ quỹ, HĐXX thấy nhiều điểm mẫu thuẩn, đồng thời không ghi nhận đúng thời gian, không phù hợp với luật kế toán. Do đó, việc CQĐT xác định Phương Trang thực nhận 3.900 tỷ đồng là có căn cứ.
Về mức độ phạm tội của các bị cáo, HĐXX nhận định bị cáo Hứa Thị Phấn là người chủ mưu, chỉ đạo các bị cáo thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật gây thiệt hại hơn 6.300 tỷ đồng cho Trustbank. Cụ thể, bị cáo chiếm đoạt số tiền 1.105 tỷ đồng và sử dụng 5.200 tỷ đồng bằng thủ đoạn thu - chi khống các khoản vay của Công ty Phương Trang.
Bị cáo Bùi Thị Kim Loan là người trực tiếp tiếp nhận và triển khai các lệnh của bị cáo Phấn, có vai trò giúp sức tích cực, hỗ trợ đắc lực cho bà Phấn, chỉ đạo nhân viên lập chứng từ thu chi khống liên quan đến khoản vay của nhóm Phương Trang, gây thiệt hại hơn 6.300 tỷ đồng cho Ngân hàng Đại Tín. Mặc dù khi lượng hình HĐXX có xem xét các tình tiết giảm nhẹ nhưng do hành vi của bị cáo gây thiệt hại lớn cho ngân hàng nên cần có mức hình phạt nghiệm khắc.
Bị cáo Ngô Kim Huệ, tham gia ký các biên bản liên quan mua bán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, giúp bà Hứa Thị Phấn thực hiện hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, do khai báo tích cực, hoàn cảnh gia đình đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng nên được giảm nhẹ một phần mức hình phạt.
Các bị cáo Hoàng Văn Toàn, Nguyễn Vĩnh Mậu, Trần Sơn Nam chỉ là người làm công ăn lương, không được hưởng lợi nên xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Ngô Thị Ngân giữ vai trò giúp sức cho bà Phấn, ký các giấy tờ khống giúp bà Phấn đạt được mục đích của mình, gây thiệt hại cho Đại Tín số tiền 1.200 tỷ đồng. Ngoài ra, bị cáo Ngân phải chịu trách nhiệm số tiền 208 tỷ đồng.
Trừ bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, các bị cáo khác là nhân viên ngân hàng Đại Tín đều có thái độ ăn năn, hối cải, thành khẩn khai báo, tạo điều kiện cho CQĐT kê biên tài sản, nên được xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.
Liên quan đến căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, Ngân hàng CB đã có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại hơn 1.100 tỷ đồng liên quan đến căn nhà này và yêu cầu đánh giá lại giá trị ngôi nhà. HĐXX nhận định bị cáo Phấn đã thao túng mọi hoạt động của ngân hàng, nâng khống giá căn nhà gấp 8 lần bán cho Trustbank hơn 1.200 tỷ đồng trong khi giá trị thực tế tại thời điểm đó chỉ 154 tỷ đồng. Theo đó, bị cáo phấn chiếm đoạt hơn 1.106 tỷ đồng nên phải bồi thường cho ngân hàng CB. HĐXX cũng đã yêu cầu bị cáo Phấn bồi thường. Việc yêu cầu đánh giá lại ngôi nhà của CB không có căn cứ, nằm ngoài phạm vi nên HĐXX không chấp nhận.
Đối với các bị cáo Toàn, Lâm Kim Dũng, Nam, Loan, Mậu, Nguyễn Công Tụ, Bùi Thế Nghiệp, dù có thực hiện các hành vi giúp sức cho bà Phấn chiếm đoạt nhưng không hưởng lợi nên không phải bồi thường thiệt hại.
Đối với 82 khoản vay nhóm Phương Trang, HĐXX nhận định qua các chứng cứ có trong hồ sơ và tranh tụng tại tòa, bị cáo Phấn lợi dụng việc sở hữu gần 85% cổ phần Trustbank để yêu cầu Phương Trang ký trước các hồ sơ cho vay. Lợi dụng ảnh hưởng của mình tại ngân hàng để thực hiện thu chi khống, chỉ thực hiện giải ngân cho Phương Trang 3.900 tỷ đồng, số tiền còn lại rút ra để sử dụng. Do đó Phương Trang cần phải bồi thường cho ngân hàng CB lãi và gốc 6.400 tỷ đồng.
Đối với bị cáo Ngân, bị cáo đã rút tiền từ NHNN và đem đến tầng 6 chi nhánh Lam Giang, không có gì chứng minh 208 tỷ đồng ai đã sử dụng nên bị cáo Ngân phải bồi thường số tiền trên.
Về quan hệ giữa nhóm Phú Mỹ và bị cáo Phấn, HĐXX cho biết sẽ được xem xét bởi vụ án khác nếu các bên có yêu cầu.
Liên quan đến việc phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu của Công ty Trường Vỹ, bị cáo Phấn phải chịu trách nhiệm bồi hoàn số tiền này, nên ngân hàng CB không phải hạch toán số tiền này.
Mức án cụ thể đối với từng bị cáo: Bị cáo Hứa Thị Phấn chịu mức án 20 năm tù đối với hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 20 năm tù cho hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hợp hình phạt là 30 năm. Tổng hợp thêm hình phạt của vụ án Oceanbank tại TAND TP. Hà Nội (17 năm). Bị cáo Bùi Thị Kim Loan nhận mức 13 năm tù tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 15 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hợp hình phạt là 28 năm tù. Bị cáo Ngô Kim Huệ lĩnh án 7 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 3 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hợp hình phạt là 10 năm. Bị cáo Ngô Thị Ngân lĩnh 10 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo Hoàng Văn Toàn lĩnh 7 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo Trần Sơn Nam lĩnh án 6 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị cáo còn lại lĩnh mức án từ 2 năm tù treo đến 5 năm tù về các tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. |