您现在的位置是:Cúp C2 >>正文
【tỉ số bongs đá】Những nước sẽ bị cuốn vào vòng xoáy nếu xảy ra chiến tranh Mỹ
Cúp C247人已围观
简介Mỹ-Iran đang đẩy nhau đến "miệng hố chiến tranh"?Nguồn cơn của nguy cơ “va chạm” lớn giữa Mỹ-IranCăn ...
Mỹ-Iran đang đẩy nhau đến "miệng hố chiến tranh"?ữngnướcsẽbịcuốnvàovòngxoáynếuxảyrachiếntranhMỹtỉ số bongs đá | |
Nguồn cơn của nguy cơ “va chạm” lớn giữa Mỹ-Iran | |
Căng thẳng ở vùng Vịnh khiến Mỹ-Iran rơi vào vòng xoáy nguy hiểm mới | |
Những câu hỏi về nguy cơ chiến tranh Mỹ-Iran |
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) trong một cuộc diễu binh ở Tehran năm 2011. Ảnh: Reuters. |
Cư dân đảo Síp đã rất bất ngờ khi rạng sáng ngày 1/7, một vật thể bay chưa xác định được rơi xuống phía Bắc hòn đảo. Đã có nhiều đồn đoán rằng đây có thể là một quả tên lửa do hệ thống S-200 của Syria phóng để đánh chặn máy bay của Israel. Một số chuyên gia khác cho rằng, đó có thể là mảnh vỡ chiếc máy bay bị bắn hạ của Israel trong lúc không kích Syria đêm 30/6.
Có một điều đáng chú ý, là Israel đã tiến hành “hàng nghìn” cuộc tấn công trong lãnh thổ Syria suốt 7 năm qua với lý do nhắm vào các căn cứ Iran và các kho vũ khí mà Iran chuyển cho Hezbollah – một nhóm vũ trang của Lebanon. Iran đã dọa đáp trả, nhưng còn một thách thức khác lớn hơn nhiều đối với Tehran, đó là Mỹ.
Nhìn vào bản đồ khu vực với những sự kiện diễn ra trong thời gian gần đây, có thể thấy một cánh cung xung đột sôi sục chạy từ khu vực đảo Síp tới Vịnh Oman – nơi chiếc máy bay do thám Global Hawk của Mỹ bị bắn rơi, cho tới Abha ở Saudi Arabia – nơi trở thành mục tiêu của các máy bay do thám do Houthi triển khai. Một vùng tiền tuyến trải dài gần 5.000km cùng các điểm nóng tiềm tàng giữa một bên là Mỹ cùng các đồng minh còn một bên là Iran cùng đồng minh và các bên ủy nhiệm.
Nhìn xuyên suốt bản đồ phức tạp về các cuộc xung đột hiện nay, có thể thấy chúng đều có mối liên hệ móc xích với nhau và đều phần nào liên quan tới Mỹ và Iran. Điều này là bằng chứng rõ nhất cho thấy, nếu căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang thành chiến tranh, nhiều nước sẽ bị cuốn vào cuộc chiến, và nhiều khu vực trọng yếu sẽ trở thành chiến địa.
Israel
Iran đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở các nước lân cận như Iraq, Syria, hỗ trợ Hezbollah ở Labanon và Houthi ở Yemen. Đối với Hezbollah điều đó không chỉ là các gói hỗ trợ tài chính mà còn cả kho rocket dẫn đường chính xác cao. Hezbollah từng tuyên bố, Israel nằm trong tầm bắn của các tên lửa này.
Những ngày cuối năm 2018, Israel đã triển khai chiến dịch dọc biên giới phía Bắc để san phẳng các đường hầm của Hezbollah. Đây là lời cảnh báo tới Lebanon rằng Israel biết Hezbollah phụ thuộc vào điều gì.
Iran đã ám chỉ rằng, một cuộc xung đột với Mỹ có thể sẽ dẫn đến các cuộc tấn công nhằm vào Israel. Mojtaba Zolnour, chủ tịch Ủy ban an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Iran đã nói rằng Israelcó thể bị hủy diệt nếu xảy ra chiến tranh giữa Iran và Mỹ.
Điều đó có thể là nói về một cuộc chiến Hezbollah-Israel, nhưng nó cũng có thể mở ra một mặt trận ở Gaza với việc Iran ủng hộ Hamas - phong trào nắm quyền kiểm soát dải Gaza từ năm 2006 và nhóm Hồi giáo Jihad. Cả 2 đều có xung đột với Israel.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Israel ngày 2/7 đã tuyên bố, nước này đang chuẩn bị sức mạnh quân sự cho khả năng xảy ra một cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Iran.
Syria
Iran được cho là đã thiết lập các căn cứ và cơ sở hạ tầng ở Syria. Rất nhiều lần Israel tiến hành không kích Syria, từ Damacus tới các tỉnh cách xa hàng trăm km về phía Bắc như Latakia và Homs. Israel cho rằng các căn cứ và sự hiện diện của Iran ở Syria là nhằm tạo “con đường dẫn ra biển [Địa Trung Hải]” hay “hành lang ảnh hưởng” qua Syria tới Lebanon.
Tháng 2/2018, một máy bay do thám của Iran đã đi vào không phận Israel gần Beit Shean. Chiếc máy bay này đã bị bắn hạ và dẫn đến việc Israel tấn công căn cứ không quân T-4, được cho là nơi chiếc máy bay Iran xuất phát.
Một cuộc xung đột giữa Iran và Israel như vậy đặt Phòng không Syria vào thế khó xử. Nếu không bảo vệ đồng minh Iran thì chẳng khác gì trao cho Israel “giấy phép” làm những gì mình muốn.
Còn đối với Mỹ, cánh cung đối đầu với Iran sẽ trải từ khu vực sông Euphrates của Syria, nơi các lực lượng Mỹ đang đồn trú.
Iraq
Hồi tháng 2/2019, Tổng thống Mỹ nói rằng khoảng 5.000 binh sỹ sẽ tiếp tục ở lại Iraq để “giám sát” chặt chẽ Iran. Dù ở thời điểm đó ông Trump tuyên bố ông sẽ không sử dụng Iraq như một bàn đạp để tấn công Iran, nhưng tất cả các tài sản của Mỹ trong khu vực có thể sẽ bị kéo vào một cuộc đối đầu nếu xung đột quy mô lớn nổ ra.
Ngày 19/5, một quả rocket “đáp” xuống gần Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, và Mỹ đổ lỗi cho các lực lượng được Iran hậu thuẫn ở Iraq tiến hành. Chưa đầy 1 tháng sau đó, ngày 17/6, ba quả rocket đã bắn trúng một căn cứ quân sự là nơi lưu trú của quân đội Mỹ ở phía Bắc Baghdad. Vụ việc này xảy ra ở thời điểm giữa vụ tấn công 2 tàu chở dầu trên Vịnh Oman hôm 13/6 và vụ bắn rơi máy bay Global Hawk hôm 20/6. Nó cho thấy, Iraq sẽ bị cuốn vào vòng xoáy nếu xảy ra bất cứ cuộc xung đột nào giữa Mỹ và Iran.
Vịnh Oman, Vịnh Ba Tư trở thành chiến địa
Từ Iraq, cánh cung xung đột giữa Mỹ và Iran tràn ra Vịnh Oman, nơi xảy ra các vụ tấn công nhằm vào tàu chở dầu trong tháng 5 và tháng 6. Mỹ đổ lỗi cho Iran về tất cả các cuộc tấn công này.
Dù cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Iran để trả đũa vụ bắn rơi máy bay do thám giữa tháng 6 đã được hủy vào phút chót, nhưng các máy bay F-22 đã được gửi tới vùng Vịnh cuối tháng 6, tăng cường sức mạnh cho phi đội B-52 cùng lực lượng không quân và hải quân Mỹ trong khu vực.
Bên kia Vịnh Oman, là Yemen, nơi có nhóm Houthi được Iran hậu thuẫn đang chống lại liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu từ 2015. Kể từ sau các sự kiện hồi tháng 5, Houthi đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình nhằm vào Saudi Arabia.
Iran coi vai trò của mình ở Yemen, Iraq, Syria hay Lebanon cũng như cuộc đối đầu giữa nước này với Mỹ là một chính sách có móc nối với nhau. Trong khi đó, Mỹ cũng hiểu rằng, các chính sách của mình với Iran đều có sự phân nhánh ở Syria, Lebanon, Iraq và các nước khác trong khu vực.
Dù một cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran vẫn chưa nổ ra, thì cũng đã có các cuộc xung đột diễn ra giữa các bên đồng minh hay ủy nhiệm của 2 bên. Nó bao gồm nỗ lực của Israel nhằm ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của Iran tại Syria, cũng như cuộc xung đột giữa Houthi và liên minh do Saudi dẫn đầu. Những mối liên hệ móc xích chằng chịt này đồng nghĩa với việc, một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iran sẽ là “cơn ác mộng” của Trung Đông.
Tags:
相关文章
Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
Cúp C2Bảy sản phẩm máy giặt của Panasonic đã được trao giải thưởng Sản phẩm Hiệu suất Năng l ...
【Cúp C2】
阅读更多Soi kèo góc Eintracht Frankfurt vs Bayern Munich, 22h30 ngày 6/10
Cúp C2Soi kèo góc Eintracht Frankfurt vs Bayern MunichSoi kèo phạt góc hiệp 1T ...
【Cúp C2】
阅读更多Soi kèo phạt góc AS Roma vs Venezia, 20h00 ngày 29/9
Cúp C2Soi kèo phạt góc AS Roma vs VeneziaKÈO: 0:2 1/2Trận đấu giữa AS Roma vs Venezia ...
【Cúp C2】
阅读更多
热门文章
- Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- Soi kèo góc Eintracht Frankfurt vs Bayern Munich, 22h30 ngày 6/10
- Soi kèo góc Almere City vs Willem II, 01h00 ngày 5/10
- Soi kèo góc Udinese vs Lecce, 20h00 ngày 5/10
- Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- Soi kèo góc Heidenheim vs RB Leipzig, 20h30 ngày 6/10
最新文章
-
Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
-
Soi kèo góc Chelsea vs Brighton, 21h00 ngày 28/9
-
Soi kèo góc Azerbaijan vs Slovakia, 22h59 ngày 14/10
-
Soi kèo góc Leverkusen vs AC Milan, 2h00 ngày 2/10
-
Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
-
Soi kèo góc Brentford vs West Ham, 21h00 ngày 28/9
友情链接
- Giá vàng chiều nay 03/12/2024: Vàng SJC đứng yên, vàng nhẫn nhích nhẹ
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng phiên thứ hai liên tiếp
- Đến Huế du xuân
- Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 28/11/2024: Đồng Yen Nhật tiếp đà tăng mạnh
- Giá bạc hôm nay 2/12/2024: Bạc phục hồi mạnh mẽ
- Huế xuất hiện trong clip quảng bá “Việt Nam
- Giải bóng đá mini dành cho các khách sạn, resort
- Tham vấn xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng
- Đơn giản hóa hồ sơ hải quan
- Hiện trường máy bay rơi và bốc cháy dữ dội ở Nepal, 18 người thiệt mạng