Trước tiên,ệtNamvàSingaporebắtđầuđàmphánHiệpđịnhThươngmạiKỹthuậtsốbảng xêp hạng fifa điều quan trọng là phải hiểu phạm vi tiềm năng của thỏa thuận thương mại số sắp tới. Nếu thành hiện thực, đây sẽ là thỏa thuận thương mại số thứ ba do Singapore khởi xướng. Hai hiệp định còn lại là Hiệp định Đối tác Thương mại số (DEPA) giữa Singapore, Chile và New Zealand và Hiệp định Thương mại số Singapore-Australia (SADEA), cả hai đều được ký kết vào năm 2020. Mặc dù được đặt tên là “hiệp định thương mại số”, DEPA và SADEA đều hướng tới việc tạo môi trường thương mại kỹ thuật số tự do. Một phần lớn các thỏa thuận này dành cho cho các vấn đề thông thường của thương mại kỹ thuật số như xác thực kỹ thuật số, lập hóa đơn điện tử, thanh toán điện tử, giao dịch không cần giấy tờ, bảo vệ dữ liệu cá nhân và luồng dữ liệu xuyên biên giới. Nhưng các điều khoản của các hiệp định khác đáng kể so với các điều khoản được đề cập trong chương thương mại điện tử của một FTA điển hình ở ba khía cạnh: Thứ nhất, thỏa thuận tăng cường hợp tác phát triển các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức cho các công nghệ mới nổi như AI; thứ hai, hỗ trợ sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào thương mại kỹ thuật số bằng cách thúc đẩy khả năng tương tác của giao dịch điện tử; và thứ ba, áp dụng cách tiếp cận “mô-đun” linh hoạt để mở rộng sự tham gia và đáp ứng các mức độ sẵn sàng thương mại khác nhau của các đối tác. Theo đó, các đối tác mới có thể chọn mô-đun nào để đăng ký trước, đồng thời trì hoãn các phần khó khăn hơn cho đến khi sẵn sàng. Các thỏa thuận thương mại số do Singapore khởi xướng được coi là mô hình tốt cho sự tham gia của Mỹ vào thương mại kỹ thuật số Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ngoài DEPA và SADEA, Hàn Quốc và Vương quốc Anh cũng đã chính thức khởi động các cuộc đàm phán về quan hệ đối tác kỹ thuật số với Singapore, lần lượt vào tháng 6/2020 và tháng 6/2021. Việc thành lập một nhóm công tác kỹ thuật chung về quan hệ đối tác kỹ thuật số với Việt Nam, mặc dù chưa phải là một phần chính thức của các cuộc đàm phán thương mại song phương, là một thắng lợi chính trị của Singapore. Mặc dù là một quốc gia có quy mô tương đối nhỏ, Singapore đã sử dụng thành công ngoại giao để hình thành các quy tắc mới xung quanh trò chơi thương mại kỹ thuật số. Những người đã theo dõi chặt chẽ chương trình nghị sự của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đều nhận thức rõ vai trò tích cực của Singapore, cùng với Australia và Nhật Bản, trong việc thúc đẩy sự đồng thuận về các quy định thương mại điện tử. Một trong những chiến lược của Singapore là tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thảo luận nhóm nhỏ giữa các thành viên WTO nhằm thúc đẩy sự đồng thuận về các vấn đề thương mại điện tử chính mà Singapore quan tâm, bao gồm dữ liệu mở của chính phủ, hợp đồng điện tử, bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến và giao dịch không giấy tờ, nếu được thực hiện ở cấp độ WTO, sẽ củng cố vị trí của Singapore như một trung tâm thương mại quốc tế và khu vực. Trên thực tế, với tư cách là người triệu tập các cuộc thảo luận này, chính phủ Singapore đã bày tỏ tham vọng của mình về việc hoàn tất các văn bản rõ ràng về những vấn đề này trước mùa hè. Trong bối cảnh Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 của WTO, dự kiến diễn ra tại Geneva vào cuối tháng 11 năm nay, việc Singapore có thêm một đồng minh như Việt Nam là vô cùng quan trọng với cục diện tranh luận về thương mại điện tử. Một chiến lược khác của Singapore là thúc đẩy các hiệp định thương mại số song phương, một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được thiết kế đặc biệt để đối phó với những thách thức mới nổi của thương mại kỹ thuật số. Xem xét các cuộc đàm phán đang diễn ra chậm chạp trong WTO, việc thông qua các hiệp định được đàm phán song phương dường như là một giải pháp thay thế hiệu quả. Việc đưa Việt Nam trở thành đối tác tiềm năng tiếp theo thực sự là một bước đi chiến lược về phía Singapore.Các đối tác truyền thống của Singapore, bao gồm Australia, New Zealand, Chile, Hàn Quốc và Vương quốc Anh, đều có chung khả năng tương tác ở mức độ tương đối cao về các quy định và tiêu chuẩn thương mại, điều này làm cho các thỏa thuận thương mại số giống như một trò chơi dành cho các nước phát triển. Do đó, sự tham gia của Việt Nam với tư cách là một quốc gia đang phát triển báo hiệu với thế giới rằng các điều kiện thương mại kỹ thuật số của Singapore rất cởi mở cho tất cả ác quố gia. Nói cho cùng, càng nhiều quốc gia tham gia thì liên minh số càng lớn, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động kinh tế thông qua tăng cường tương tác trên các nền tảng số toàn cầu. Với hai chiến lược này, Singapore đã định vị hiệu quả cho mình như một nhà sản xuất quy tắc trong trò chơi thương mại kỹ thuật số và là đầu mối cho quan hệ đối tác kỹ thuật số với ASEAN và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng lớn hơn, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến những lợi ích kinh tế đáng kể về lâu dài.Đối với Việt Nam, hiệp định này thể hiện thắng lợi cả về chính trị và kinh tế. Từ quan điểm địa chính trị, hiệp định thương mại kỹ thuật số với Singapore mở ra cơ hội cho Việt Nam tham gia cùng các đối tác khác trong việc định hình các quy tắc thương mại kỹ thuật số ở cả WTO và cấp khu vực. Hơn nữa, nếu Việt Nam cố gắng trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên đàm phán hiệp định thương mại kỹ thuật số thế hệ mới này với Singapore, thì Việt Nam có thể có được lợi thế cạnh tranh so với các đối tác ASEAN khác như Indonesia, Malaysia, Thái Lan hoặc Philippines trong cuộc đua số hóa. Điều này đặc biệt đúng trong bối cảnh Mỹ nỗ lực định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu và tái tham gia vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bằng cách nuôi dưỡng quan hệ đối tác thương mại. Nếu được thực thi đúng cách, hiệp định này có thể đóng vai trò như một động lực để cải cách các quy định thương mại ở Việt Nam, nâng cao tiềm năng của đất nước như một trung tâm thương mại kỹ thuật số khu vực và nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Lợi ích kinh tế dự kiến sẽ là đáng kể. Nếu được tận dụng đầy đủ, thương mại kỹ thuật số có thể đóng góp khoảng 42 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam vào năm 2030. Nếu được đàm phán và triển khai thành công, hiệp định thương mại kỹ thuật số Singapore-Việt Nam có thể giúp tự do hóa hơn nữa môi trường thương mại kỹ thuật số trong ASEAN. Định dạng mô-đun của hiệp định thương mại số cho phép các nước ASEAN khác dễ dàng tham gia và lựa chọn các lĩnh vực hợp tác ưu tiên của họ. Kịch bản tích cực nhất là thiết lập một thỏa thuận toàn ASEAN về các mô-đun chính như định danh kỹ thuật số và thanh toán điện tử, có khả năng biến khu vực này thành khu vực thương mại kỹ thuật số tự do lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, thỏa thuận có thể không vượt ra ngoài một cử chỉ chính trị thân thiện giữa hai nước. Singapore đã giành được những thắng lợi chính trị đáng kể từ hợp tác thương mại kỹ thuật số ở cả WTO và cấp khu vực và do đó có thể có ít động lực hơn để thúc đẩy các cuộc đàm phán chính thức của hiệp định trong tương lai. So với Australia, New Zealand, Chile, Hàn Quốc và Anh, Việt Nam xếp thứ 86 trong Chỉ số phát triển chính phủ điện tử năm 2020, so với vị trí thứ 11 của Singapore, cho thấy khoảng cách đáng kể trong hợp tác giữa các chính phủ đối với khả năng tương tác tiêu chuẩn kỹ thuật số. Thành phần kinh tế của hai nước cũng thể hiện sự chênh lệch lớn vì dịch vụ, vốn được hưởng lợi nhiều nhất từ số hóa thương mại toàn cầu, chiếm 70,38% GDP của Singapore nhưng chỉ chiếm 41,64% của Việt Nam. Do đó, thành công của hiệp định, nếu cuối cùng được đàm phán, ký kết và thực hiện, phụ thuộc rất nhiều vào việc Việt Nam sẽ tận dụng tối đa cơ hội này như thế nào để cải cách toàn diện các chế độ thương mại trong nước. Thách thức lớn này, nếu vượt qua được, có thể là một ví dụ điển hình về những tác động tích cực mà các biện pháp can thiệp của chính phủ có thể gây ra trong việc khắc phục sự kém hiệu quả của thị trường trong kỷ nguyên số. Vẫn còn quá sớm để đưa ra một thỏa thuận thương mại số giữa Singapore và Việt Nam. Và sẽ là một chặng đường dài hơn nữa trước khi Việt Nam có thể phù hợp với các tiêu chuẩn thương mại kỹ thuật số của Singapore để cả hai quốc gia có thể gặt hái được đầy đủ lợi ích của bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào. Nhưng khi đồng ý bắt đầu các cuộc thảo luận, hai quốc gia đánh dấu sự thừa nhận những lợi ích của cách tiếp cận tự do hóa trong việc đối phó với những thách thức đang nổi lên của thương mại kỹ thuật số. Ít nhất, bằng cách thực hiện những bước đầu tiên trên con đường này, Việt Nam và Singapore đã nhận ra rằng không một quốc gia nào có thể hưởng đầy đủ các lợi ích thương mại kỹ thuật số bằng cách áp đặt các quy định bảo hộ, tách mình khỏi các tiêu chuẩn số hóa toàn cầu. Phải có sự hợp tác đôi bên cùng có lợi để thương mại kỹ thuật số phát huy hết tiềm năng của nó. |