【kêt qua laliga】Tuyệt đối không để người dân cất nhà trong khu vực có nguy cơ sạt lở

Báo Cà Mau(CMO) “Chính quyền địa phương phải thống kê, nắm thật sát tình trạng sạt lở để cảnh báo người dân. Tuyệt đối không để người dân xây dựng nhà ở khu vực có nguy cơ sạt lở” - đó là ý kiến chỉ đạo của Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt trong chuyến khảo sát tình trạng sạt lở trên địa bàn huyện Đầm Dơi, vào chiều 23/6.

Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt kiểm tra thực tế tình trạng sạt lở trên địa bàn huyện Đầm Dơi và vận động, động viên người dân chung sức cùng Nhà nước giảm thiệt hại do sạt lở. 

Huyện Đầm Dơi hiện nay là một địa bàn nóng về tình trạng sạt lở ven sông.

Theo ông Lê Minh Hiền, Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, tình hình thiên tai đang diễn biến hết sức phức tạp, nhất là sạt lở. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 123 vụ sạt lở, thiệt hại hơn 7 tỷ đồng. Sạt lở đã làm hư hỏng nhiều căn nhà, bờ bao vuông tôm của người dân và nhiều công trình công cộng khác, nhất là lộ giao thông.

Cụ thể, sạt lở đã làm sập hoàn toàn 22 căn nhà, hư hỏng 9 căn nhà; thiệt hại 3.000 m2 đất vuông rừng, 1.100 m2 đất vuông, 10 cống xổ vuông, 70 m lộ nhựa, 1.978 m lộ đal; hư hỏng 3 cây cầu...

Nhiều tuyến lộ trên địa bàn huyện Đầm Dơi bị sạt lở gần như hư hỏng hoàn toàn. 

Đoàn công tác của Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra, khảo sát các điểm sạt lở trên địa bàn các xã: Tân Dân, Ngọc Chánh, Thanh Tùng, Quách Phẩm, Tân Đức và thị trấn Đầm Dơi. Đây là những địa phương thời gian qua xuất hiện nhiều vị trí sạt lở nghiêm trọng.

Là một trong những hộ dân bị thiệt hại do sạt lở, ông Nguyễn Hữu Gấm, ấp Nam Chánh, xã Tân Dân, kể, trước khi sạt lở xảy ra, gần như không có dấu hiệu gì hết. Nó diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng vài chục phút là toàn bộ khu vực dài hơn 90 m, vào sâu hơn 12 m bị sụp lún hoàn toàn, tuyến lộ dài 60 m, rộng 3 m đã nằm trọn dưới sông.

Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt chỉ đạo, trước mắt, chính quyền địa phương tiến hành khảo sát nắm thật chặt những điểm có nguy cơ sạt lở, từ đó tăng cường vận động người dân di dời để tránh thiệt hại. Đối với những vị trí lộ giao thông bị hư hỏng, nhanh chóng khắc phục tạm thời để đảm bảo việc đi lại của người dân. Sở NN&PTNT ra soát lại tất cả các nguồn vốn để bố trí hỗ trợ cho các huyện, ưu tiên các điểm bức xúc.

Chính quyền địa phương tiến hành khắc phục tạm thời những đoạn lộ bị sạt lở để đảm bảo việc đi lại của người dân.
Người dân hùn tiền cùng nhau sửa lại đoạn lộ bị sạt lở. 

Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt lưu ý, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân chung tay góp sức khắc phục cũng như hạn chế tình trạng sạt lở, nhất là tăng cường trồng những loại cây có khả năng chống sạt lở, không xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ ven sông, ven lộ. Về lâu dài, các sở, ngành kết hợp với các viện, trường tìm giải pháp kỹ thuật hạn chế dòng chảy của các sông nhằm hạn chế sạt lở./. 

 

Nguyễn Phú – Chí Diện

 

Cúp C2
上一篇:Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
下一篇:Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’