【nhân đinh bóng đá】Xóm nghĩa địa giữa lòng thành phố
(CMO) Giữa trung tâm thành phố vẫn có một xóm lâu nay nhiều người thường gọi là “xóm nghĩa địa” ở Khóm 5, Phường 9, TP Cà Mau. Xóm tồn tại hàng chục năm qua với đa phần là dân ngụ cư, có hoàn cảnh khó khăn từ tứ xứ.
“Xóm nghĩa địa với hơn 10 gia đình, bao năm qua gắn đời mình bên các nấm mộ, họ phải đối diện với nhiều cái “không”, là nhà không số, không điện, không nước, không hộ khẩu”, ông Nguyễn Trung Miền, Bí thư, kiêm Trưởng khóm 5, cho biết.
Bấp bênh những phận đời ở đậu
“Xóm nghĩa địa” nằm tách biệt với các ngôi nhà tạm bợ, lụp xụp bao quanh khu nghĩa địa. Ngày ngày, những người trong xóm mưu sinh bằng nghề nhặt ve chai, phụ hồ, giúp việc nhà…, thu nhập bấp bênh, luôn phải sống trong điều kiện khó khăn.
Túp lều lụp xụp chưa đầy 5 m2 của bà Lâm Thị Giếng được che chắn bằng những tấm tol cũ chắp vá để làm mái che. Bà Giếng quê gốc Bến Tre, vì nghèo khổ phải lang bạt khắp nơi tìm kế mưu sinh. Biết khu vực nghĩa địa có đất trống, gia đình bà tìm đến dựng căn chòi. Cứ thế, gần 20 năm trôi qua cả gia đình 3 thế hệ bám trụ khu nghĩa địa cho đến nay.
Bà Lâm Thị Giếng bộc bạch: “Tụi tôi thất học, một chữ cắn đôi cũng không biết và đến đời con cháu cũng vậy. Do gia đình không có hộ khẩu, 5 đứa con tôi cũng không có giấy tờ tuỳ thân nên chuyện đi học, tìm việc làm, trị bệnh… đến đâu cũng bị từ chối thẳng thừng”.
Chị Lê Thị Loan, con dâu út của bà Giếng, cho biết, vợ chồng chị không nghề nghiệp ổn định, chồng đi làm phụ hồ, chị thì bán vé số nhưng thu nhập ít ỏi. “Vợ chồng tôi định xin vô công ty làm công nhân, nhưng vì chồng không có chứng minh Nhân dân, không hộ khẩu thường trú hay giấy tạm trú chứng minh chỗ ở nên chẳng thể xin được việc làm ổn định”.
Con đường nhỏ dẫn vào xóm nghĩa địa. |
Không hộ khẩu, không tạm trú, bà con “xóm nghĩa địa” làm đơn mua điện sử dụng đến ngành điện lực, chính quyền đều không xác nhận nên nhiều năm qua "xóm nghĩa địa” không được sử dụng điện của Nhà nước, mà phải câu đuôi với giá 12.000 đồng/kWh.
Bà Nguyễn Thị Sinh tâm tình: “Khoản tiền đó đối với thu nhập của chúng tôi là rất lớn, nhưng bấm bụng bỏ tiền ra mua từ dây điện, cột trụ để kéo điện cho sáng nhà, sáng cửa, gia đình chỉ sử dụng một số vật dụng cần thiết trong nhà”.
Không chỉ sử dụng điện chia hơi, nguồn nước sinh hoạt khu vực “xóm nghĩa địa” nhiều năm qua không đảm bảo do ô nhiễm môi trường từ khu nghĩa địa. Bà Lâm Thị Giếng cho biết: “Không có nước sạch dùng cho sinh hoạt nên phải mua với giá 10.000 đồng/m3”.
Hướng đi nào cho tương lai
Không chỉ khó khăn về điều kiện sống, mà “xóm nghĩa địa” có khoảng 20 đứa trẻ trong độ tuổi đến trường, một số em ở tuổi từ 12-16, hàng ngày bán vé số, nhặt ve chai… phụ giúp gia đình. Vòng luẩn quẩn của cái nghèo khiến những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình khó khăn cứ loay hoay mãi vẫn thấy tương lai mù mịt.
Những ngôi mộ quanh nhà là sân chơi của trẻ con trong xóm. |
“Nhà không có giấy tờ, không nhập khẩu, không có chỗ ở ổn định nên những đứa trẻ nơi đây thất học. Hơn 1 năm nay, chính quyền tạo điều kiện để làm giấy khai sinh, bảo hiểm y tế, vận động đến trường; dịp lễ, Tết, các đoàn thể cũng hỗ trợ gạo, mì, nhu yếu phẩm cho bà con”, ông Nguyễn Trung Miền chia sẻ.
Em Phan Sang Anh, 14 tuổi, tâm sự: “Mẹ em bỏ đi lúc em còn nhỏ, cha em làm nghề phụ hồ nuôi sống gia đình, hàng ngày em cùng cô bán chuối nướng, hột vịt. Buổi tối em đến lớp ở nhà thờ học để biết chữ”.
Bà Trần Thị Nở cũng vì hoàn cảnh nghèo khó mà lang bạt khắp nơi rồi đến nghĩa địa sinh sống. Già yếu, bà Nở chỉ trông nhà, mọi sinh hoạt trông chờ vào tiền làm hồ của con trai bà. Nét mặt buồn rầu, bà tâm sự: “Không còn cách nào khác mới phải sống chung với người chết, ở riết cũng quen, tiện lợi, dễ kiếm việc làm, không phải thuê nhà. Lo lắng nhất của người dân xóm này là khi nghe tin giải toả, như thế sẽ không biết đi đâu và ở đâu, làm gì để sống”.
Phó chủ tịch UBND Phường 9 Nguyễn Thế Dũng thông tin: “Bà con khu vực nghĩa địa đều là dân từ nơi khác đến sinh sống. Thực tế môi trường ở khu vực này không đảm bảo vệ sinh để ở lâu dài, việc sinh hoạt của bà con rất khó khăn. Vấn đề an cư lạc nghiệp, nhập hộ khẩu, thủ tục đăng ký mua điện, mua nước của bà còn gặp rất nhiều khó khăn vì không đúng với quy định của pháp luật”.
Cũng theo ông Dũng, sắp tới có chủ trương di dời nghĩa địa ra khỏi nội ô thành phố, phường rất cần sự trợ giúp trong việc tạo nơi ở mới cho bà con, cụ thể như nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội cho bà con tập trung về nơi đó để ổn định cuộc sống./.
Kim Liếu
-
Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo VN 2023: Sức hút công nghệ AI tại BV Tâm Anh“Tính kế ” xuất hàng sang Trung Quốc, Nhật Bản khi bị “ế” tại Mỹ, EUGiao dịch bất động sản công nghiệp đình trệ vì dịch CovidFacebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhânNhiều nhà hàng ở TP.HCM thiếu quy định cấm hút thuốc lá trong nhàSản phụ 130kg mắc loại bệnh 'ám ảnh bác sĩ' khi sinh con lần 4Cấp phép hành nghề cho bác sĩ Việt Nam thuộc nhóm 'đơn giản nhất' Đông Nam ÁTạm giữ 17 con bạcPhương pháp giúp hàng nghìn bệnh nhân cai nghiện thuốc lá thành công
下一篇:Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- ·Bất động sản “dính” Covid
- ·Hút thuốc lá mua trên mạng, nam thanh niên lập tức vào viện cấp cứu
- ·Thắc mắc về tác động của cà phê hòa tan với sức khỏe
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Năng lượng thay đổi ra sau theo từng cách chế biến các món trứng quen thuộc
- ·“Tư lệnh” ngành nông nghiệp đề nghị hạ giá lợn xuống 70.000 đồng/kg
- ·Việt Nam chính thức xuất khẩu Kit thử virus SARS
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·Áp thuế chống bán phá giá tạm thời với bột ngọt Trung Quốc
- ·Nhiễm vi khuẩn vàng da trong đất bẩn, cậu bé nguy kịch phải lọc máu
- ·Những loại rượu tuyệt đối phải tránh xa tránh rước họa vào thân
- ·First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
- ·MEDLATEC miễn phí xét nghiệm phát hiện sớm ung thư gan trên toàn quốc
- ·Thị trường Mỹ, EU khởi sắc, gỗ Việt thêm cơ hội bứt phá
- ·Hơn 1.300 người ngộ độc trong 9 tháng, bác sĩ nêu nguyên nhân chính
- ·Dự báo thời tiết 17/9: Miền Bắc nắng gián đoạn, khả năng mưa chiều tối
- ·Bị đái tháo đường thai kỳ, mẹ và thai nhi có thể gặp nguy kịch
- ·Thái Lan suy giảm sản xuất, sắn lát Việt được đà tăng giá
- ·Thủ phạm khiến người đàn ông ăn uống hay đau tức, bụng to nhanh bất thường
- ·Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- ·Nhiều học sinh trường Victory ở Đắk Lắk nhập viện vì đau bụng, buồn nôn
- ·Hình ảnh phổi bị thuốc lá điện tử tàn phá nghiêm trọng
- ·Giá vàng thế giới quay đầu tăng, nhưng vẫn “thua xa” giá vàng trong nước
- ·Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- ·Hết quý I, cần kịch bản kinh tế mới
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·Cua là hải sản nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe nhưng ai không nên ăn cua?
- ·Giá vàng hôm nay 26/10: Giá mua vàng nhẫn cao hơn vàng miếng
- ·Bất ngờ trong đại dịch Covid
- ·Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
- ·Giao dịch bất động sản công nghiệp đình trệ vì dịch Covid
- ·Hà Giang linh hoạt truyền thông bệnh tan máu bẩm sinh cho người dân tộc miền núi
- ·Bác sĩ giỏi 'hút' bệnh nhân, điều dưỡng giữ chân họ ở lại
- ·Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- ·Đề xuất bổ sung cán bộ dinh dưỡng trong các trường học ở Nam Định