设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【nurnberg vs】Điện mặt trời 正文

【nurnberg vs】Điện mặt trời

来源:88Point 编辑:Ngoại Hạng Anh 时间:2025-01-12 03:46:13

P.V: TheĐiệnmặttrờnurnberg vso ông, xu thế phát triển điện năng lượng mặt trời trên thế giới hiện nay ra sao?

Ông Nguyễn Anh Hoàng: Năng lượng tái tạo từ gió và mặt trời là nguồn năng lượng lớn, sạch, dồi dào, gần như vô tận. Việc chuyển hóa thành các loại năng lượng khác không ảnh hưởng đến môi trường, không phát sinh khí thải độc hại, không gây hiệu ứng nhà kính nên được quan tâm, khuyến khích phát triển. Tính đến cuối năm 2018, trên thế giới đã có khoảng 326GW điện từ mặt trời được kết nối với hệ thống điện, tăng 189GW so với cuối năm 2013. Dự báo đến cuối năm 2020 đạt 403GW (theo số liệu thống kê và dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế).

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trăm cùng lãnh đạo các sở, ngành chức năng kiểm tra thực tế khu vực triển khai dự án điện năng lượng mặt trời Lộc Ninh 1

Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng phát triển điện mặt trời do vị trí địa lý nằm gần xích đạo, cường độ bức xạ mặt trời trung bình từ 4,5-5,5 kWh/m2/ngày. Nhằm đẩy mạnh khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu phát triển điện mặt trời tại Quyết định số 428/QĐ-TTg, ngày 18-3-2016 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030. Cụ thể, tăng công suất lắp đặt điện mặt trời lên khoảng 850MW vào năm 2020; khoảng 4.000MW vào năm 2025 và khoảng 12.000MW vào năm 2030. Điện năng sản xuất từ nguồn điện mặt trời chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% năm 2020, 1,6% vào năm 2025 và 3,3% năm 2030.

Đến cuối tháng 11-2018, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã phê duyệt 121 dự án điện mặt trời với tổng công suất 7.234MW, sau đó tăng thêm 2.186MW, giai đoạn 2020-2030. Ngoài ra còn có 210 dự án đang chờ phê duyệt với công suất 12.809MW, đến năm 2030 sẽ tăng lên 16.560MW. Với tổng 331 dự án nêu trên, công suất vận hành theo đăng ký đến năm 2030 lên tới 26.030MW.

Các dự án phát triển điện mặt trời sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội, góp phần giải quyết vấn đề an ninh năng lượng quốc gia, tạo việc làm cho người lao động, tiếp thu được trình độ quản lý, công nghệ và thiết bị hiện đại, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương, tăng thêm phần đóng góp cho ngân sách tỉnh. Theo tính toán, nếu đưa vào vận hành 1MWp mỗi năm sẽ đóng góp cho ngân sách khoảng 0,5 tỷ đồng. Ngoài ra, ý nghĩa xã hội to lớn của điện mặt trời còn thể hiện ở chỗ giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Mỗi năm giúp giảm phát thải khoảng 1,33 tấn CO2/MWp vào môi trường, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

P.V: Vậy tiềm năng phát triển điện mặt trời trên địa bàn tỉnh như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Anh Hoàng: Bình Phước có nhiều tiềm năng, lợi thế để khai thác các nguồn năng lượng điện mặt trời, như: Khu vực quy hoạch các dự án điện mặt trời có bức xạ mặt trời cao so với các địa phương trong khu vực (bình quân khoảng 5,14 kWh/m2/ngày). Địa hình bằng phẳng, có đường giao thông thuận lợi; diện tích đất quy hoạch cho phát triển điện mặt trời chủ yếu là đất trồng cây công nghiệp không hiệu quả (vốn là rừng khộp chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp nên điều kiện thổ nhưỡng không phù hợp). Chủ sử dụng đất hiện được giao cho các doanh nghiệp nên thu hồi nhanh và giảm thiểu ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân. Hệ thống truyền tải quốc gia hiện có (các cấp điện áp 500KV, 220KV và 110KV) trải đều trên địa bàn tỉnh, gần khu quy hoạch nên thuận lợi cho việc đấu nối của các nhà máy điện mặt trời...

P.V:Thưa ông, hiện nay Bình Phước có bao nhiêu dự án điện mặt trời đã và sẽ được cấp phép đầu tư? Tỉnh đã có cơchế, chính sách như thế nào để thu hút nhà đầu tư khai thác lợi thế phát triển điện năng lượng mặt trời?

Ông Nguyễn Anh Hoàng: Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định, phát triển điện mặt trời là chương trình có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Dự kiến phát triển quy hoạch điện mặt trời đến năm 2030 là 4.775MWp. Trong đó, chia ra các giai đoạn: Giai đoạn 2017-2020 đạt 2.791MWp, giai đoạn 2021-2025 là 882MWp và giai đoạn 2026-2030 là 1.102MWp. Song song với việc lập và trình duyệt quy hoạch phát triển điện mặt trời, tỉnh đã triển khai chủ trương mời các nhà đầu tư có tiềm năng tiến hành khảo sát, lập hồ sơ bổ sung quy hoạch cho từng dự án trên địa bàn và hỗ trợ nhà đầu tư bằng các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Lãnh đạo tỉnh nghe đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Hải báo cáo tiến độ triển khai dự án điện năng lượng mặt trời Lộc Ninh 1

Tính đến ngày 30-12-2018, toàn tỉnh có 6 dự án với tổng công suất 850MWp điện mặt trời được Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung quy hoạch. 4 dự án với công suất 600MWp được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư. 31 dự án với tổng công suất 3.006MWp được UBND tỉnh xem xét, chấp thuận và đang được Bộ Công Thương thẩm định trình Thủ tướng phê duyệt. 6 dự án với công suất 424MWp đang hoàn thành hồ sơ bổ sung quy hoạch và trình thẩm định ở cấp tỉnh.

P.V:Với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, Sở Công Thương đã tham mưu cho tỉnh về những giải pháp và chính sách gì nhằm phát huy tiềm năng điện mặt trời ở địa phương trong thời gian tới, thưa ông?

Ông Nguyễn Anh Hoàng: Bình Phước có tiềm năng rất lớn trong sản xuất điện mặt trời, đặc biệt tại huyện Lộc Ninh - địa phương có cường độ bức xạ mặt trời cao so với những nơi khác trong khu vực. Để khởi động chương trình điện mặt trời, cuối tháng 12-2018, Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Hải (đơn vị chủ đầu tư dự án điện mặt trời Lộc Ninh 1, 2, 3, 4, 5 với công suất 800MWp) đã khởi công xây dựng tuyến đường dây 220kV Lộc Ninh - Bình Long 2 dài 29km. Đây là dự án cấp bách để truyền tải điện phục vụ kết nối lưới điện quốc gia khi các dự án điện mặt trời đưa vào sử dụng. Các dự án điện năng lượng mặt trời Lộc Ninh 1, 2, 3, 4, 5 chia làm 3 giai đoạn đầu tư. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ xây dựng công suất 200MWp với vốn đầu tư 4.946 tỷ đồng, 2 giai đoạn tiếp theo có vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng.

Bên cạnh những thuận lợi thì Bình Phước cũng đang gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai các dự án như: Tiến độ đầu tư dự án điện mặt trời do các doanh nghiệp đăng ký chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2018-2019 (hoàn thành trước ngày 30-6-2019) nên chịu sức ép rất lớn về tiến độ thực hiện. Chính sách về giá mua điện theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg được áp dụng đến tháng 6-2019 nên nhiều dự án chưa kịp thực hiện đầu tư. Trong khi giá mua sau thời điểm này sẽ áp dụng theo dự thảo Bộ Công Thương đang lấy ý kiến để trình Chính phủ ban hành, thì giá mua bán điện mặt trời được phân theo vùng địa lý và các mô hình phát điện khác nhau. Theo đó, giá mua điện của các dự án điện mặt trời trên địa bàn tỉnh chỉ từ 1.620-1.916 đồng/kWh (7,09-8,38 US cent/kWh). Với giá này sẽ khó khuyến khích đầu tư vào điện mặt trời ở phía Nam nói chung và Bình Phước nói riêng, trong khi đây là khu vực thiếu điện và ngành điện đang phải truyền tải từ Bắc vào Nam. Đồng thời phải tiếp tục đầu tư nâng cấp lưới điện hiện hữu để đáp ứng nhu cầu của các dự án điện mặt trời đã đăng ký thực hiện.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn năng lượng mặt trời, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh lập quy hoạch phát triển điện mặt trời tỉnh giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định các khu vực tiềm năng phát triển điện mặt trời, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tài nguyên của tỉnh. Từ đó, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp địa phương và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

P.V: Trân trọng cảm ơn ông!

Ngân Hà (thực hiện)

热门文章

0.6888s , 7681.96875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【nurnberg vs】Điện mặt trời,88Point  

sitemap

Top