当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả cagliari】Chờ cơ hội bứt phá

【kết quả cagliari】Chờ cơ hội bứt phá

2025-01-25 11:40:24 [Cúp C2] 来源:88Point
Tín dụng bứt phá trong quý 4?ờcơhộibứtphákết quả cagliari
EVFTA có hiệu lực 2 tháng, da giày, thủy sản bứt tốc vào EU
Nhóm cổ phiếu ngân hàng bất ngờ bứt phá mạnh mẽ kèm thanh khoản cao
Biểu thuế EVFTA có hiệu lực, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng
Du lịch Việt Nam thời kì hậu COVID-19: Nắm bắt xu hướng, sẵn sàng bứt phá
Hàng Việt có thực sự bứt phá vào thị trường CPTPP, EVFTA?
Cổ phiếu ngân hàng là động lực chính giúp thị trường chứng khoán bứt phá
Cơ hội chuyển mình cho công nghiệp hỗ trợ
Chờ cơ hội bứt phá
Nhiều DN đã có lượng đơn hàng hết năm 2020 và sang đến đầu năm 2021. Ảnh: Nguyễn Thanh

Hồ hởi tăng tốc

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý 3 của Tổng cục Thống kê cho thấy, dự kiến quý 4 so với quý 3, 45,6% số DN đánh giá xu hướng sẽ tốt lên, 19% số DN dự báo khó khăn hơn và 35,4% số DN cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định. Đặc biệt, về đơn hàng, 43,2% số DN dự kiến có đơn hàng tăng, 17,7% số DN dự kiến đơn hàng giảm và 39,1% số DN dự kiến có đơn hàng ổn định. Đối với đơn đặt hàng xuất khẩu, trong quý 4, có 35,6% số DN dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới, 20,4% số DN dự kiến giảm và 44% số DN dự kiến ổn định.

Cùng với kế hoạch từ bản thân DN, các DN đều mong muốn tiếp tục nhận thêm nhiều hỗ trợ, như các gói kích cầu, các gói hỗ trợ vốn cho DN một cách rõ ràng, minh bạch… Ngoài ra, thông tin về thị trường, đối tác hay các hoạt động giao thương cũng cần được các cơ quan chức năng cung cấp nhiều hơn, rộng rãi hơn để DN nắm bắt cơ hội, tăng sức bật trong thời gian phục hồi sau dịch.

Những con số trên cho thấy sự khả quan về đơn hàng của các DN trong cuối năm, do đó, nhiều DN đang dồn lực, chạy hết công suất của nhà xưởng để sản xuất.

Trao đổi với phóng viên, ông Chu Văn Trọng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nam cho hay, lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu túi nhựa của DN vẫn ổn định về đầu ra do đây là nhu cầu thiết yếu của các đối tác, hơn nữa, DN đã lên kế hoạch tìm hiểu thị trường, tìm kiếm thêm đối tác trong nước và các thị trường gần Việt Nam. Vì thế, lượng đơn hàng trong những tháng cuối năm vẫn tăng trưởng đều đặn, thậm chí có cả đơn hàng cho những tháng đầu năm sau, nên nhà máy sản xuất của DN vẫn hoạt động đầy đủ.

Cũng về vấn đề này, đại diện Công ty Cổ phần Xi măng Long Sơn cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid–19, thị trường tiêu thụ xi măng trong nước và thế giới giảm, đã tác động đến sản xuất, kinh doanh của DN. Tuy nhiên, DN đã đưa ra những dự đoán về thị trường để có những chính sách trong sản xuất, kinh doanh phù hợp. Trong đó, phải kể đến việc rà soát, cải tiến kỹ thuật để cắt giảm tiêu hao nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng… Chính vì vậy, sản xuất, kinh doanh của DN vẫn đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Ngoài tiêu thụ trong nước, thời gian qua, nhà máy đã xuất sản phẩm xi măng đi Trung Quốc, Nga và một số nước ở châu Phi, châu Mỹ, châu Âu…

Phải đi đường dài

Thực tế là các DN Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để phục hồi và gia tăng sản xuất cho vụ cuối năm 2020 và đầu năm 2021. IHS Markit vừa công bố báo cáo cho thấy Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 9 của Việt Nam tăng 6,5 điểm so với tháng trước và đạt 52,2 điểm, mức tốt nhất tính từ đầu năm. Nhìn chung sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và tỷ lệ lao động có việc đã tăng lên đáng kể. Có được kết quả này là nhờ dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, giúp triển vọng kinh doanh ngành sản xuất được cải thiện.

Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo, tình hình kinh tế trong nước, nhất là trên thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, kéo dài đến năm 2021. Hơn nữa, vẫn còn không ít lĩnh vực, lượng đơn hàng đang thiếu khiến DN lao đao. Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, xu thế tiêu dùng mặt hàng thời trang đang ít đi, để người tiêu dùng dành cho dược phẩm, thực phẩm, nên khiến lượng đơn hàng ngành dệt may giảm. Dự báo, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm khoảng 32,75 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với năm 2019.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cũng cho rằng, khó khăn của các doanh nghiệp sau 9 tháng vẫn còn dù đã “đỡ hơn rất nhiều” so với đầu năm. Do đó, theo các DN, để phát triển bền vững, các DN không chỉ tính toán cách thức hoạt động cho vụ cuối năm mà phải tính chuyện “đường dài” như: tìm kiếm khách hàng bền vững, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh trang, nâng cao chất lượng…

Nói về kế hoạch dài hạn của DN, trong một thông tin chia sẻ với truyền thông, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho hay, diễn biến môi trường kinh doanh khó dự báo, sắp tới tôm nguyên liệu giảm sút vì dịch bệnh nên DN này đã phải tăng dự trữ nguyên liệu và trong năm 2020 đầu tư toàn diện một trại nuôi lớn 90 hecta, với số vốn cố định và lưu động tới trên 200 tỷ đồng. Tương tự, Công ty Xi măng Long Sơn cho hay đã tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công dây chuyền 3 Nhà máy Xi măng Long Sơn để sớm đi vào sản xuất, cung ứng sản phẩm xi măng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, khó khăn của DN này là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid–19 nên các chuyên gia đến từ nước ngoài chưa sang Việt Nam để chỉ đạo, thực hiện lắp đặt thiết bị của dây chuyền và nhiều khả năng tiến độ sẽ chậm so với kế hoạch.

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读