当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bdkq duc 2】Án mạng ở Thái Nguyên: Thư tuyệt mệnh có giúp Bùi Xuân Hồng giảm án?

Bức thư tuyệt mệnh của đối tượng Bùi Xuân Hồng (63 tuổi,ÁnmạngởTháiNguyênThưtuyệtmệnhcógiúpBùiXuânHồnggiảmábdkq duc 2 trú tại phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên) - kẻ đoạt mạng vợ chồng em gái mình (tên Hà) vì mâu thuẫn tiền bạc đang được truyền nhau đọc.

Những dòng viết tay nói về suy nghĩ uất ức khi vợ chồng đứa cháu (con bà Hà) vay tất cả số tiền tích cóp được (3,6 tỷ đồng), không chịu trả, mặc kệ cuộc sống nghèo khó của bác ruột. 

{ keywords}
Bùi Xuân Hồng 

Cách đây ít ngày, tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng (Hà Nội) cũng xảy ra vụ thảm án đau lòng khi Nguyễn Văn Đông (SN 1966) ra tay sát hại 4 người trong gia đình em trai.

Nhìn nhận về những vụ án mạng thảm khốc xảy ra trong gia đình, Thượng tá Trịnh Kim Vân, nguyên điều tra viên cao cấp Công an TP Hà Nội  phân tích: Vụ ở Thái Nguyên, ông bác tên Hồng thấy vợ chồng đứa cháu vẫn vui vẻ và khả năng có tiền nhưng không chịu trả nợ vì muốn chiếm đoạt, dẫn đến tâm lý bức bách, ức chế.

Đỉnh điểm của trạng thái cùng quẫn, ông này nảy sinh ý định phải giết chết bằng được.

Trong vụ án ở Đan Phượng (Hà Nội), biết người em chuẩn bị xây nhà nên người anh cũng nảy sinh ra ý nghĩ phải giết vợ chồng em, cháu để hả cơn tức giận.

Từ nguyên nhân của 2 vụ án, có thể thấy trạng thái, tâm lý của tội phạm được hình thành trong thời gian dài với các lý do va chạm trong cuộc sống, trong gia đình như vay mượn, tranh chấp tài sản...

“Nhận thức, ý chí của bản thân không làm chủ được mình và hậu quả đau thương đã xảy ra”, Thượng tá Vân đánh giá.

Là điều tra viên trong nhiều năm, Thượng tá Vân nuối tiếc khi mâu thuẫn đã tồn tại trong suốt thời gian dài nhưng không được giải quyết.

{ keywords}
Thượng tá Trịnh Kim Vân, nguyên điều tra viên cao cấp Công an TP Hà Nội

Cả 2 trường hợp này nếu được người thân, tổ chức đoàn thể ở địa phương khuyên can, động viên, phân tích kịp thời, giảm sự kích thích tâm lý tội phạm thì có thể hậu quả không xảy ra”, Thượng tá Vân nói.

Đừng dồn người khác vào chân tường

Nhìn nhận một cách toàn diện về thảm án ở Thái Nguyên, Thượng tá Trịnh Kim Vân cho rằng, người bị hại (vợ chồng người cháu, em gái) cũng có lỗi. Không chỉ vay mượn không trả, mà họ cũng không có lời nói, cử chỉ làm cho người bác, người anh giảm sự ức chế ấp ủ lâu ngày.

Thạc sỹ luật học Nguyễn Văn Hiếu nhìn nhận: "Hiếm có vụ nào mà hung thủ lại nhận được sự cảm thông của dư luận như vụ này.

Nếu có đủ chứng cứ chứng minh hoạt động vay nợ của cháu rể là có thật, hành vi trốn nợ là có thật, có điều kiện chi trả mà không trả đó là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cơ quan điều tra cũng cần phải mở rộng điều tra. 

Vì tình cảm gia đình, vì khó khăn có thực mà được ông Hồng cho vay tiền sau đó có ý định chiếm đoạt không trả: trốn tránh trách nhiệm trả nợ, tắt máy, bỏ trốn để không trả hoặc có điều kiện trả mà cố tình không trả. 

Nếu hành vi gian dối để vay tiền có trước thì là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Thậm chí hành vi phạm tội trước đó dẫn đến hành vi của ông Hồng sau này còn phải chịu tình tiết tăng nặng là gây hậu quả nghiêm trọng".

Thạc sỹ luật học cũng cho biết thêm, bức tâm thư được công an xác định là của ông Hồng viết thật, thì có cơ sở xác định ông Hồng đã bị dồn nén tâm tư, dằn vặt khổ tâm, tinh thần thể xác kiệt quệ dẫn tới kích động mạnh mà phạm tội, khung hình phạt sẽ thấp hơn. 

Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an) nhận định: “Về mặt tình, có sự thông cảm với ông Bùi Xuân Hồng khi khoản tiền tiết kiệm cả đời bị người cháu nợ đọng, không chịu trả nhưng về mặt lý thì không chấp nhận được vì ông có thể dùng nhiều phương thức khác để giải quyết như báo lên công an, kiện ra tòa… Không thể dùng hành động bạo lực, sát hại từng ấy con người vì lý do tiền bạc.

Tuy nhiên, vụ việc này, nạn nhân cũng là người có lỗi, do hành vi trái pháp luật, là tác nhân dẫn tới hậu quả tàn khốc. Đây cũng là tình tiết giảm nhẹ cho hung thủ.

Vụ việc này là bài học cho những kẻ vay không trả, chây ỳ, muốn chiếm đoạt”.

Nhìn rộng ra, ông Đào Trung Hiếu đánh giá, rất nhiều mâu thuẫn trong gia đình Việt Nam liên quan tới tài sản. Người Việt hay xử lý vấn đề tài sản theo cảm tính, phong tục, thậm chí hủ tục.

{ keywords}
Tranh chấp tài sản là nguồn cơn của nhiều vụ án mạng đau lòng. Ảnh minh họa

Nhiều nhà không chia tài sản cho con gái vì “nữ nhi ngoại tộc”, chia tài sản không đều giữa các con, tài sản thừa kế không dưới dạng di chúc mà chỉ nói mồm... Đó chính là nguồn cơn trong việc tranh chấp tài sản của con cái.

Trước câu hỏi, vì sao ngày càng nhiều vụ án giết người tàn khốc, chuyên gia Đào Trung Hiếu nhận định: Xu thế xã hội hiện nay đề cao giá trị vật chất, lối sống thực dụng, sẵn sàng cướp đoạt, trang giành nhau vì lợi ích. 

Trên nền tâm lý chung đó, lại gặp hàng loạt yếu tố bất lợi khác tác động lên tâm lý như: khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, hố ngăn cách giàu nghèo, tiêu cực, tham nhũng, làm ăn bất chính... làm nghèo đi nguồn lực đất nước, xói mòn lòng tin... dẫn đến tâm lý đố kỵ, bị đè nén, không lối thoát, tiêu cực.

Con người bị đẩy vào trạng thái hoạt động cường độ cao để kiếm sống, dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng, áp lực… cũng là nguyên nhân dẫn đến các vụ đánh nhau.

Bên cạnh đó, một số vấn đề xã hội phức tạp chưa được giải quyết triệt để, tiêu cực làm sa sút niềm tin của người dân vào hệ thống pháp luật. Vì vậy, khi nảy sinh mâu thuẫn bức xúc, họ có thiên hướng chọn giải pháp “tự xử”, dùng bạo lực để giải quyết chứ không làm theo đòi hỏi của pháp luật.

Thành Huế

Thư tuyệt mệnh hé lộ những uẩn ức của vụ án mạng ở Thái Nguyên

Thư tuyệt mệnh hé lộ những uẩn ức của vụ án mạng ở Thái Nguyên

 Trước khi xuống tay sát hại em gái và em rể, Bùi Xuân Hồng (SN 1958, phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên) đã viết thư tuyệt mệnh kể về những uẩn ức, mâu thuẫn dồn nén.  

分享到: