当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kết quả norwich city】Doanh nghiệp cảng biển sớm chuyển đổi xanh 正文

【kết quả norwich city】Doanh nghiệp cảng biển sớm chuyển đổi xanh

来源:88Point   作者:World Cup   时间:2025-01-25 23:18:25
Doanh nghiệp Việt tạo làn sóng chuyển đổi xanh mạnh mẽ chưa từng có Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
Cảng quốc tế Tân Cảng – Cái Mép (TCIT) đạt giải thưởng Cảng xanh 2020 của Hội đồng Mạng lưới Dịch vụ Cảng APEC . 	Ảnh: Q.K

Cảng quốc tế Tân Cảng – Cái Mép (TCIT) đạt giải thưởng Cảng xanh 2020

của Hội đồng Mạng lưới Dịch vụ Cảng APEC . Ảnh: Q.K

Giảm 1/3 chi phí

Đánh giá về những kết quả bước đầu trong lộ trình hướng đến xây dựng cảng xanh hiện nay ở các doanh nghiệp cảng biển Việt Nam, tại Tọa đàm "Cảng xanh - hướng đến phát triển bền vững, vươn ra biển lớn" do Báo Giao thông phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức cuối tuần qua, ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam nhận định, trong số hơn 290 cảng biển hiện nay, chỉ có hơn 30 cảng biển "có chuyển động". Trong đó, các cảng lớn đã chủ động trong chuyển đổi xanh, có những bước đi cụ thể và đã đạt được một số chứng nhận.

Là một trong những cảng tiên phong trong chuyển đổi số và thực hiện cảng xanh, Thượng tá Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng Ban chỉ đạo cảng xanh, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn chia sẻ, giai đoạn đầu (năm 2009), Tân cảng Sài Gòn đã chuyển đổi từ sử dụng dầu diesel sang sử dụng điện toàn bộ, giúp giảm 1/3 chi phí hàng năm, từ 200 tỷ đồng giảm còn 66 tỷ đồng. Đồng thời, chuyển đổi này giúp tối ưu hóa quản trị điều hành, công nghệ sản xuất, và dự trữ vật tư sửa chữa.

Giai đoạn 2, chuyển đổi sang sử dụng pin năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo là một thách thức lớn. Ông Tuấn chia sẻ rằng, doanh nghiệp đã phải đi nước ngoài để học hỏi công nghệ sử dụng năng lượng sạch, nhưng chi phí rất lớn, gấp hai đến ba lần chi phí bình thường. Đây được xem là rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp cảng biển.

Bà Nguyễn Thị Thu Thảo, Trưởng phòng Quan hệ Công chúng và Quan hệ Cổ đông, phụ trách điều phối Ban ESG (Môi trường-Xã Hội-Quản trị) Tập đoàn Gemadept, cho rằng năm 2023, Gemadept đã thành lập Ban ESG để truyền thông, thúc đẩy sáng kiến xanh và triển khai đo đạc KNK (khí nhà kính). Năm 2024, Gemadept sẽ tăng cường hiệu quả hệ thống quản lý môi trường và từng bước chuyển đổi công nghệ xanh. Mục tiêu là giảm phát thải, tăng cường đầu tư xanh và xây dựng nền tảng cho cảng xanh, cảng sinh thái và logistics xanh.

Bà Thảo cho biết, mục tiêu đến năm 2025 Gemadept đạt chuẩn quốc tế và triển khai đồng bộ ESG trong toàn hệ thống. Gemadept cam kết ý thức, sẵn sàng và hành động cụ thể hướng đến cảng xanh, quản trị và vận hành năng lượng tái tạo. Đơn vị cũng ứng dụng công nghệ thông tin vào các giải pháp như SmartPort, RiverGate, và SmartGate.

Dù ra đời sau so với nhiều cảng biển lớn, ông Võ Quốc Huy, Chủ tịch HĐQT Cảng Quốc tế Long An cho biết, ngay từ đầu, cảng đã có những bước chuyển đổi xanh, bao gồm đầu tư hệ thống điện bờ để các tàu cập bến. Cảng hiện có 500.000m² kho và đã sử dụng pin năng lượng mặt trời, đồng thời nghiên cứu chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Cho rằng cảng xanh là xu thế tất yếu trong hội nhập và phát triển, ông Phạm Hoài Trung, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Công ty TNHH Tư vấn Thực hành Phát triển Bền vững Greengo cho biết: "Không thể làm khác". Theo ông Trung, tại châu Âu, Mỹ, Canada, Úc… các doanh nghiệp đã triển khai nhãn xanh, và người dân đang dần quen với mua sắm xanh và tiêu dùng bền vững. Việt Nam cũng đang hướng đến phát triển xanh và bền vững trong lộ trình này.

Theo đó, các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức và tính cam kết sẵn sàng, xác định bối cảnh và lập kế hoạch thực hành cụ thể; đồng thời có người phụ trách và thành lập ban Phát triển bền vững ESG với sự tham gia của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp; phải thực nghiệm, kiểm tra, giám sát, khắc phục, và cải tiến hệ thống quản lý việc sử dụng, tiết kiệm năng lượng, nước, xử lý rác thải, và tái chế trong các quá trình sản xuất. Việc thực hành cần bắt đầu từ những công việc cơ bản đầu tiên, bao gồm lập kế hoạch đào tạo các kiến thức và nhận thức cơ bản về phát triển bền vững theo các tiêu chí ESG (bộ 3 tiêu chuẩn để đo lường những yếu tố liên quan đến định hướng và hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp).

Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp

Chia sẻ với các doanh nghiệp, ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, việc chuyển đổi xanh tuy khó khăn nhưng có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, như tối ưu thời gian xếp hàng và sắp xếp container, trước khi chuyển đổi sang năng lượng sạch. Về chính sách, ông Giang cho rằng cần thêm nhiều ưu đãi như giảm giá, miễn hoặc giảm thuế để hỗ trợ chuyển đổi xanh.

Thượng tá Vũ Anh Tuấn, cho rằng, việc chuyển đổi từ nhiên liệu diesel sang điện lưới thì dễ dàng. Tuy nhiên, theo lộ trình, đến năm 2050 phải xanh hóa toàn bộ, chuyển sang điện pin mới là vấn đề. Hiện tại, điện lưới rõ ràng, dễ làm nhưng điện pin có chi phí quá lớn. Dự án cảng Lạch Huyện 12.000 tỷ đồng, nếu chuyển sang xanh và tự động hóa, sẽ tăng lên gần 30.000 tỷ đồng và mức cao nhất có thể lên tới 40.000 tỷ đồng," ông Tuấn cho biết.

Về nguồn vốn và tài chính cho chuyển đổi xanh, ông Tuấn cho rằng, chi phí rất lớn, doanh nghiệp cần có các chính sách hỗ trợ như ưu đãi xanh, tín dụng xanh, tiếp cận vốn ưu đãi, cùng các điều kiện đi kèm và bảo đảm tài chính. Tuy nhiên, doanh nghiệp hiện chưa có đủ điều kiện, cần sự hỗ trợ từ Chính phủ. Liên quan đến giảm chi phí chuyển đổi xanh, ông chỉ ra rằng chi phí lớn nhất là ở pin. "Một chiếc xe giá 6 tỷ đồng thì có tới 2,8 tỷ là tiền pin. Để giảm chi phí, cần hợp tác sản xuất pin điện quy mô lớn và cần nhiều doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này", ông Tuấn đề xuất và kiến nghị Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng xanh, giúp vượt qua các rào cản về chi phí trong chuyển đổi năng lượng.

Từ thực tế tại doanh nghiệp, đại diện Gemadept nêu kiến nghị Chính phủ hỗ trợ các chính sách như: giảm thiểu rào cản, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt các loại phí và lệ phí; ưu đãi về thuế, hỗ trợ tài chính thông qua các gói vay ưu đãi để doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi xanh; hoàn thiện khung pháp lý để khuyến khích đầu tư xanh, tạo môi trường kinh doanh ổn định; tăng cường truyền thông và hướng dẫn doanh nghiệp trong ngành cảng - logistics để xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng xanh. Xem xét tăng giá sàn nâng hạ container tại các cảng (hiện vẫn chỉ bằng 40% so với mức trung bình của khu vực) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cảng đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển quốc gia, phục vụ tăng trưởng kinh tế.

Ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp, ông Hoàng Hồng Giang nhận định, các đơn vị đã đưa ra nhiều nội dung và kiến nghị cụ thể, chi tiết. Các cảng lớn đã từng bước chuyển đổi xanh. Theo ông Giang, việc xây dựng các nghị định và khung pháp lý sẽ mất thời gian, tuy nhiên, Nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ để doanh nghiệp tự tin thực hiện chuyển đổi.

标签:

责任编辑:Cúp C1