【soi kèo thuy si】Thắt chặt kỷ cương trong chi tiêu công
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Văn Chung |
Ngân sách có thêm hàng trăm nghìn tỷ đồng
Ngay từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một chỉ thị quan trọng, nhằm mục đích thắt chặt kỷ luật, kỷ cương NSNN và sử dụng hiệu quả nguồn lực NSNN. Bởi trên thực tế, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng NSNN được đẩy mạnh và đạt những kết quả quan trọng.
Phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng dưới 60% Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại chi NSNN theo hướng bền vững, giảm tỷ trọng chi thường xuyên; bảo đảm giai đoạn 2021 - 2026, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62 - 63% tổng chi NSNN, phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng dưới 60%. |
Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kết luận của các cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước cho thấy vẫn còn những tồn tại, hạn chế, lãng phí trong quản lý, sử dụng NSNN, tài sản công…, ảnh hưởng đến kỷ cương, kỷ luật hành chính và hiệu quả sử dụng nguồn lực NSNN.
Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị với những chỉ đạo hết sức chi tiết, đong đếm cụ thể bằng các con số để các cấp, các ngành, địa phương theo đó mà thực hiện.
Theo Bộ Tài chính, công tác quản lý thu, chi NSNN thời gian qua được thực hiện chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả hơn. Cơ cấu chi ngân sách chuyển biến tích cực, tập trung nhiều nguồn lực cho chi đầu tư phát triển. Bước đầu đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải; đảm bảo các khoản chi an sinh xã hội và các lĩnh vực quan trọng. Qua thống kê cho thấy, tổng số tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn nhà nước giai đoạn trước đây, từ năm 2016 - 2021 là 350,54 nghìn tỷ đồng.
Theo các chuyên gia kinh tế, muốn giảm chi tiêu công, phải thực hiện nghiêm các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và thu gọn đầu mối. Bởi thực chất, triệt để tiết kiệm chi tiêu chúng ta đã thực hiện khá tốt, không thể siết giảm thêm, nhất là những khoản chi cho con người, cho bộ máy. Chỉ có tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy mới cắt giảm được chi thường xuyên.
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, tinh giản biên chế giai đoạn 2026 - 2021 đã giúp ngân sách tiết kiệm được hơn 26,5 nghìn tỷ đồng. Đây là con số rất lớn, thể hiện sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương.
Trong năm 2022 và 2023, Bộ Tài chính tiếp tục yêu cầu cắt giảm ngay từ khâu dự toán 10% chi thường xuyên ngoài các khoản chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương, các khoản chi cho con người và một số nhiệm vụ không thể cắt giảm. Với các nguyên tắc cắt giảm như trên, đến hết năm 2020 cắt giảm ngay từ khâu dự toán khoảng 930 tỷ đồng; năm 2021, 2022 giảm thêm khoảng 180 tỷ đồng/năm và năm 2023 tiếp tục cắt giảm khoảng 90 tỷ đồng so với năm 2022.
Phấn đấu giảm chi thường xuyên xuống dưới 60%
Ảnh minh họa |
Trong chi tiêu công thời gian qua, bên cạnh đáp ứng đủ nguồn cho các khoản chi trong dự toán, các khoản chi cấp bách phát sinh, cho con người và an sinh xã hội, thì Bộ Tài chính đã yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương triệt để tiết kiệm, hạn chế tối đa các khoản chi mua ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, tiết giảm các nhiệm vụ không thực sự cấp bách, phù hợp với khả năng cân đối NSNN.
Trong chỉ thị mới ban hành, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên; đẩy mạnh cơ cấu lại chi NSNN, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới cơ chế phân bổ chi thường xuyên, bảo đảm chi cho con người, an sinh xã hội, y tế, môi trường, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ... theo quy định của pháp luật.
Trong đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại chi NSNN theo hướng bền vững, giảm tỷ trọng chi thường xuyên; bảo đảm giai đoạn 2021 - 2026, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62 - 63% tổng chi NSNN, phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng dưới 60%.
Các bộ, ngành, địa phương trong điều hành dự toán chi NSNN chủ động, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai…, dành nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thực hiện các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và cải cách chính sách tiền lương.
Trả lời phỏng vấn TBTCVN liên quan đến triệt để tiết kiệm chi tiêu công, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ rất đồng tình và cho rằng, cần phải tiếp tục quản lý chặt chẽ chi tiêu nguồn từ NSNN, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN. Ở đâu đó, việc sử dụng tiền, tài sản và của công còn lãng phí, chưa được quản lý chặt chẽ thì vẫn tiếp tục phải tăng cường hơn nữa kiểm tra, kiểm soát trong thực thi các nhiệm vụ chi tiêu công. Trong bối cảnh thu ngân sách còn khó khăn, vẫn phải bội chi ngân sách, thì việc triệt để tiết kiệm được coi là một trong những giải pháp hiệu quả, để chúng ta có thêm nguồn để chi cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh, các khoản chi cần kíp không có trong dự toán.
“Điểm mặt chỉ tên” nếu để thất thoát, lãng phí của công Trên thực tế, việc thực hành tiết kiệm đã được triển khai nghiêm ở nhiều cấp, nhiều ngành, song ở đâu đó, việc thực hiện còn chậm, nặng về hình thức, thiếu trọng tâm, trọng điểm; tổ chức triển khai, sơ kết, tổng kết, đánh giá, nhân rộng mô hình tiên tiến còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, một số văn bản quy phạm pháp luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa đầy đủ, chậm được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, thiếu chặt chẽ, có trường hợp còn sơ hở, dẫn đến lãng phí, thất thoát. Từ năm 2023, một cuộc vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ được phát động trong toàn quốc. Chính phủ tổ chức phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng ở mọi cấp, mọi ngành và trong nhân dân với chủ đề, nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả hơn nữa. Không chung chung, tại Chỉ thị mới đây, Thủ tướng yêu cầu rà soát, sắp xếp, điều chỉnh dự toán chi theo quy định; chủ động cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết; giảm các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác trong và ngoài nước, nhất là nghiên cứu, khảo sát nước ngoài. Đồng thời, đẩy mạnh việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn của từng ngành, từng đơn vị để giảm chi thường xuyên và cơ cấu lại NSNN. Năm 2024 cắt giảm, tiết kiệm 5% ngay từ đầu năm dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao để tăng cho đầu tư cho hạ tầng chiến lược, y tế, giáo dục, biến đổi khí hậu và an sinh xã hội; đồng thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị biết để chủ động tiết kiệm trong cân đối thu chi. Việc đẩy nhanh xây dựng phương án tăng cường mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định; thúc đẩy sự tham gia của các thành phần trong xã hội vào cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, cũng sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời giảm áp lực lên NSNN. Một điểm đáng lưu ý, theo một số chuyên gia kinh tế, trong đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, bảo đảm tiết kiệm. Cùng với đó, phải công khai và kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; không để lãng phí thất thoát tài sản công./. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- ·Thanh Hóa: Tắc đường kéo dài ở nút ra cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45
- ·Nam giảng viên ở Đà Nẵng bị trộm máy tính khi dừng xe sơ cứu người phụ nữ
- ·Mưa đá, giông lốc gây thiệt hại hơn 7 tỷ đồng ở Điện Biên
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Họp khẩn vụ xe chở hàng cấm tông thiếu tá CSGT và 2 người tử vong
- ·Taylor Swift chính thức lên tiếng về vụ hủy show do âm mưu khủng bố
- ·BV Việt Đức: Cứu sống du khách Nhật Bản “thập tử nhất sinh”
- ·Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- ·Thanh Hóa: Tắc đường kéo dài ở nút ra cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45
- ·Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- ·Đầu độc xyanua có thể là nguyên nhân 6 người Việt chết ở Thái Lan
- ·Thanh niên với văn hoá sở hữu trí tuệ trong phát triển nền kinh tế số
- ·Thế giới lên án vụ nổ súng nhằm vào ông Donald Trump
- ·Galaxy Note 7 lộ thêm những hình ảnh mới
- ·Bị sán làm tổ trong não vì thích ăn các món sống
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 34 phát hành ngày 19/3/2019
- ·Cả 3 người trong gia đình bị bỏng nặng ở phòng trọ, nghi bị phóng hỏa
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·Hà Nội: Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên còn lại của năm 2021