【xem trực tiếp cúp c1 châu âu】Lợi nhuận người trồng mía Việt Nam thu về thua xa Thái Lan, Indonesia

 人参与 | 时间:2025-01-27 02:31:45
Cần chính sách đặc thù tạo sức bật cho mía đường Việt Nam
“Chặn” đường Thái bán phá giá,ợinhuậnngườitrồngmíaViệtNamthuvềthuaxaTháxem trực tiếp cúp c1 châu âu mía đường trong nước khởi sắc
Lợi nhuận người trồng mía Việt Nam thu về thua xa Thái Lan, Indonesia
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Chi phí sản xuất cao hơn Thái Lan, Philippines

Tại hội thảo "Hướng tới phát triển bền vững ngành mía đường Việt Nam" do Hiệp hội Mía đường Việt Nam phối hợp Tổ chức Forest Trends tổ chức ngày 21/1/2022, nhiều vấn đề về tính cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam với các nước trong khu vực đã được chỉ rõ.

Trình bày sơ lược báo cáo “Chuỗi cung ngành mía đường Việt Nam-thực trạng và một số khái cạnh về phát triển bền vững”, TS. Nguyễn Vinh Quang, Tổ chức Forest Trends cho biết: theo số liệu điều tra về tổng chi phí sản xuất mía đường do Công ty tư vấn LMC của Anh thực hiện tại 22 khu vực thuộc 8 quốc gia trồng mía trên thế giới từ vụ 2000/2001 đến vụ 2018/2019, Việt Nam có mức chi phí sản xuất 1 tấn đường cao hơn Philippines và Thái Lan, nhưng thấp hơn so với Indonesia và Trung Quốc.

Cụ thể, trong giai đoạn 2014/2015 - 2018/2019 (2 vụ), tổng chi phí sản xuất 1 tấn đường trắng ở Việt Nam cao hơn Philippines từ 43,3 - 105,6 USD, cao hơn Thái Lan từ 116,4 - 241,6 USD; nhưng thấp hơn Indonesia trung bình từ 17,8 - 121,4 USD và thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc từ 331,8 - 511,7 USD.

Xét ở khía cạnh cụ thể, tương tự như chi phí trên đồng ruộng và trong nhà máy, chi phí quản lý trong tổng chi phí sản xuất 1 tấn đường trắng ở Việt Nam cao hơn Philippines và Thái Lan, tương đương với Indonesia ở khu vực tư nhân, nhưng thấp hơn Indonesia ở khu vực nhà nước và thấp hơn nhiều so với Trung Quốc.

“Năng lực sản xuất mía đường ở Việt Nam vẫn cần cải thiện hơn nữa ở tất cả các khâu từ đồng ruộng đến nhà máy, đặc biệt là khâu chế biến đường và khâu quản lý sản xuất mía đường để tiết giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập”, ông Quang nói.

Mất cân đối nghiêm trọng trong chia sẻ lợi ích

Ngoài vấn đề chi phí sản xuất, tại hội thảo, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends cũng chỉ ra còn không ít điểm bất ổn trong tính bền vững chuỗi cung ngành mía đường.

Cụ thể, các hình thức liên kết giữa người trồng mía và nhà máy đường đến nay hoàn toàn do đôi bên tự thoả thuận, thiếu tính ràng buộc pháp lý. Thông thường, các nhà máy đường ở vị trí “tay trên” trong liên kết, là người quyết định giá cả, chất lượng mía mua từ các hộ.

Ngược lại, hộ trồng mía dễ dàng phá vỡ hợp đồng cung cấp mía nguyên liệu cho nhà máy đường mặc dù họ đã ký hợp đồng. Điều này xảy ra khi hộ nhận được lời chào mua mía với giá cao hơn từ nhà máy khác.

Đặc biệt, chia sẻ lợi ích giữa các khâu trong chuỗi cung hiện đang mất cân đối nghiêm trọng, với người trồng mía có vai trò quan trọng nhưng lợi ích nhận được ít nhất. Cụ thể, nhóm hộ trồng mía chỉ nhận được dưới 11% trong tổng lợi nhuận từ chuỗi, tiếp đến là các nhà máy đường. Gần một nửa (gần 44%) lợi nhuận rơi vào khâu phân phối.

“Mức lợi nhuận người trồng mía thu được hiện tại thấp hơn nhiều so với lợi nhuận mà người trồng mía tại các nước khác như Thái Lan, Indonesia và Philippines thu được (ở mức 60-70%) khi họ tham gia chuỗi. Điều này không tạo được động lực cho người trồng mía tại Việt Nam tham gia sản xuất”, ông Phúc nhận định.

Từ góc độ người nông dân, ông Hồ Thành Biên, hộ trồng mía tại Tây Ninh cho biết: hiện nay, dịch bệnh gây nhiều ảnh hưởng. Tất cả vật tư, nguyên liệu đầu vào đều tăng phi mã dẫn tới chi phí sản xuất tăng cao nhưng giá sản phẩm đầu ra tăng không đáng kể.

“Một số nhà máy đường mặc dù vẫn thu về lợi nhuận cao nhưng chưa chia sẻ lợi nhuận cho nông dân, cho người sản xuất phù hợp. Nông dân làm ra rất nhiều sản phẩm để nhà máy sản xuất nhưng phần nông dân được hưởng khá “bèo bọt”, ông Biên nói.

Cho rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay của nông dân là không biết được giá trị thực họ làm ra, ông Biên kiến nghị Chính phủ xây dựng, có Luật mía đường hoặc tối thiểu có có Nghị quyết về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Trong đó nêu rõ cách thu mua, phân chia lợi nhuận minh bạch giữa các nhà máy đường và nông dân theo tỷ lệ thoả thuận, được pháp luật thừa nhận.

Đánh giá nhìn chung mức độ cạnh tranh toàn ngành mía đường rất yếu, theo ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT), cả doanh nghiệp lẫn người nông dân đều đang gặp khó khăn. Muốn phát triển hơn nữa, hiệp hội, doanh nghiệp toàn ngành nên ngồi lại để có một số kiến nghị với Chính phủ.

“Phải tăng cường kiểm soát đường nhập lậu. Bên cạnh đó, nông dân và nhà máy bắt buộc phải có liên kết hợp tác. Doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt nhưng câu chuyện minh bạch thông tin phải rõ ràng. Vai trò của chính quyền địa phương cũng cần được nâng cao trong vấn đề tranh thu mua nguyên liệu mía, bảo vệ các doanh nghiệp có đầu tư cho người nông dân”, ông Trần Công Thắng nói.

顶: 2踩: 6