【tỷ lệ trực tuyến s2】Lợi dụng kẽ hở, đưa chất cấm vào thị trường trong nước
Kẽ hở voi chui lọt
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an vừa phát hiện và thu giữ 1,ợidụngkẽhởđưachấtcấmvàothịtrườngtrongnướtỷ lệ trực tuyến s24 tấn Gold Protein Peptide (SSI) có chứa chất tạo nạc bị cấm sử dụng trong chăn nuôi. Sản phẩm này do một công ty có trụ sở tại TP. HCM nhập khẩu từ Trung Quốc về làm nguyên liệu TACN. Trong danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), SSI thuộc nhóm được phép sử dụng trong chăn nuôi. Cũng theo nhận định của Hải quan Hải Phòng và một số cơ quan chức năng, còn nhiều công ty tham gia nhập khẩu SSI về làm nguyên liệu TACN. Dư luận không khỏi băn khoăn, liệu đây có phải là con đường để chất cấm tạo nạc vào trong nước rồi được xé lẻ, bán cho người chăn nuôi.
Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, khẳng định: ban đầu các công ty xin cấp phép nhập khẩu, phía Bộ NN&PTNT đã kiểm tra chất SSI và đạt chất lượng. Kể từ năm 2006 đến nay, SSI bắt đầu được nhập khẩu. “Việc Bộ NN&PTNT cho nhập SSI là hoàn toàn đúng bởi thành phần như miêu tả, kiểm tra đạt chất lượng là rất tốt cho chăn nuôi”, ông Dương nói. Song, điều đáng nói là việc lỏng lẻo trong quy định hậu kiểm đối với hàng nhập khẩu bấy lâu nay đã tạo kẽ hở cho một số doanh nghiệp nhắm mắt chạy theo lợi nhuận. Theo ông Dương, chất nào đã có trong danh mục bộ cho phép, khi nhập không cần phải xin phép các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cứ đăng ký kiểm tra chất lượng với cơ quan hải quan. Hải quan sẽ kiểm tra tùy theo yêu cầu.
Bộ NN&PTNT cũng vừa có văn bản trả lời chính thức về vấn đề này. Theo bộ, hồ sơ đăng ký nhập khẩu nguyên liệu TACN SSI do Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Chăn nuôi Nam Hoa đăng ký ngày 20/6/2005 tại Cục Chăn nuôi, SSI là sản phẩm protein của hạt đậu tương đã được thủy phân, giúp cải thiện tổng hợp protein dễ tiêu hóa, ngoài ra không có chứa chất hoá học nào khác.
Sau khi xem xét hồ sơ đăng ký nhập khẩu và kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm SSI năm 2005, Cục Chăn nuôi đã trình Bộ NN&PTNT bổ sung mặt hàng này vào “danh mục, nguyên liệu TACN được nhập khẩu vào Việt Nam”. Như vậy, sản phẩm đăng ký và đưa vào danh mục được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu TACN không chứa chất cấm sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay một số sản phẩm này trên thị trường được phát hiện có chứa chất cấm Clenbuterol và Salbutamol, các cơ quan chức năng đang xác minh làm rõ nguồn gốc và sẽ truy cứu trách nhiệm.
Nói về trách nhiệm của Bộ NN&PTNT khi để xảy ra tình trạng trên, ông Dương cho biết: “Nói chúng tôi không có lỗi là không phải. Là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này, chúng tôi đang tăng cường kiểm tra về chất cấm vì nguy cơ vẫn còn rất nhiều”. Chỉ trong một thời gian ngắn, thông tin về chất cấm đã gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng với người chăn nuôi. Cũng ông Dương cho hay, hàng năm Bộ NN&PTNT đều có chương trình kiểm tra, giám sát chất lượng, tuy nhiên, làm không xuể. Để khắc phục kẽ hở lợi dụng nhập khẩu nguyên liệu, chất phụ gia chăn nuôi có trong danh mục, Bộ NN&PTNT đã có Thông tư 66, hiệu lực từ 1/7/2012, tất cả các lô hàng TACN nhập khẩu vào Việt Nam đều phải kiểm tra chất lượng. Hàng rào pháp lý tuy muộn, nhưng còn hơn thả nổi thị trường TACN bấy lâu.
Tăng cường kiểm tra là biện pháp ngăn ngừa tốt nhất |
Muộn còn hơn không
Ngay sau khi có thông tin, Đoàn thanh tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) Hà Nội tiến hành kiểm tra việc kinh doanh gia súc, gia cầm và truy tìm thịt lợn chứa chất tạo nạc (chất cấm nhóm Benta- agonits sử dụng trong chăn nuôi) tại một số chợ, siêu thị trên địa bàn thủ đô.
Tại chợ Nghĩa Tân, địa điểm kinh doanh nhiều gia súc, gia cầm giết mổ sẵn, đoàn đã phát hiện một số tồn tại như điều kiện vệ sinh khu vực bày bán thực phẩm rất bẩn, thịt lợn sống với chín bày xen lẫn, các bàn bày bán thịt lợn không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh.
Tương tự, tại siêu thị Big C cũng tồn tại sai phạm như một số sản phẩm thịt đóng gói do siêu thị mua lô về tự sơ chế đóng gói không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ; hạn sử dụng không ghi đầy đủ theo quy chế nhãn mác… Đoàn kiểm tra đã lấy 5 mẫu thịt lợn tươi tại chợ Nghĩa Tân và siêu thị Big C để gửi Viện Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT làm kiểm nghiệm, tìm xem có chứa chất tạo nạc hay không. Nếu phát hiện có mẫu thịt chứa Benta- agonits sẽ tiếp tục truy tìm nguồn gốc.
Ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết mặc dù Bộ NN&PTNT đã có thông báo số mẫu thịt lợn chứa chất tạo nạc ở các tỉnh phía Bắc chiếm tỷ lệ rất ít và Hà Nội chưa phát hiện mẫu nào chứa chất cấm này, nhưng phần lớn thịt lợn bày bán tại các chợ ở Hà Nội được chuyển từ các tỉnh thành lân cận về nên các quận/huyện, các ban quản lý chợ cần tiếp tục tăng cường giám sát, kiểm soát chất lượng việc kinh doanh mặt hàng này.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP trung ương, đã ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố về tăng cường các biện pháp kiểm soát việc sử dụng chất cấm nhóm Benta- agonits trong chăn nuôi.
Theo đó, để ngăn ngừa việc sử dụng chất Beta- gonist trong chăn nuôi và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP trung ương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo: Sở NN&PTNT phối hợp với các ngành chức năng xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động giám sát nguy cơ sử dụng chất Beta- agonist trong suốt quá trình chăn nuôi và lấy mẫu nghi ngờ gửi về cơ sở kiểm nghiệm tồn dư hóa chất trên đã được chỉ định; tập trung giám sát các trang trại chăn nuôi lợn, các cơ sở chế biến, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ sở giết mổ… Thành lập các đoàn thanh tra liên ngành VSATTP truy nguyên nguồn gốc và phát hiện sớm các vi phạm về kinh doanh, sử dụng chất Beta- gonist ngay tại các cơ sở kinh doanh thuốc thú ý, các cơ sở chế biến, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, các trang trại, các cơ sở giết mổ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Nguyễn Ngọc
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/798c791656.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。