您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【giải ngoại hạng scotland】Doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm: Đón đầu cơ hội

Nhận Định Bóng Đá8人已围观

简介Khi gia nhập TPP, ngành chăn nuôi gia cầm sẽ gặp nhiều thách thứcCơ hội giữa muôn vàn khó khăn Hiện ...

Doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm: Đón đầu cơ hội
Khi gia nhập TPP,ệpchănnuôigiacầmĐónđầucơhộgiải ngoại hạng scotland ngành chăn nuôi gia cầm sẽ gặp nhiều thách thức

Cơ hội giữa muôn vàn khó khăn

Hiện Việt Nam xếp thứ 21 về các quốc gia sản xuất thịt gia cầm trên thế giới, thuộc top 10 quốc gia có sản lượng thịt và trứng vịt lớn nhất thế giới.

Theo các chuyên gia kinh tế, ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng đang đứng trước muôn vàn khó khăn, được đánh giá là lĩnh vực có nguy cơ dễ bị tổn thương nhất khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tuy nhiên, theo ông Đoàn Xuân Trúc- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội chăn nuôi Việt Nam, trong ngành chăn nuôi gia cầm, gà công nghiệp chỉ chiếm 30% sản lượng, chủ yếu ở các công ty đầu tư nước ngoài như: CP, Cargill, Emivest… Còn lại, các DN Việt Nam và các nông hộ chủ yếu nuôi gà màu, gà chăn thả và một số giống gia cầm truyền thống.

Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, gia nhập TPP, chăn nuôi gà công nghiệp cũng như thịt gà công nghiệp nhập khẩu có thể gia tăng lớn. Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt thường ưa thích gà “đi bộ”, nên chăn nuôi giống gà ta vẫn đầy lạc quan. Hơn nữa, hiện một số quốc gia đã ban hành chính sách cấm chăn nuôi nhốt gia cầm và đang chuyển hướng sang nuôi chăn thả. Chăn nuôi gà thả vườn đúng vào thời điểm thế giới đang khuyến khích là một lợi thế của ngành chăn nuôi trong nước.

Bên cạnh đó, khi gia nhập TPP, các yếu tố đầu vào như thức ăn, thuốc thú y, thuế suất nhập khẩu về 0% sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN chăn nuôi trong nước.

Tìm hướng đi khác biệt

“Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, thích nghi đón đầu hội nhập chứ không chùn bước trước khó khăn”- là chia sẻ của bà Phạm Thị Huân- Tổng giám đốc Công ty TNHH Ba Huân với chúng tôi khi nói về làn sóng hội nhập đang ùa về.

Bà Huân cho biết, để đón đầu hội nhập, công ty phải chuẩn bị từ cách đây 5 năm với việc xây dựng chuỗi giá trị cao, từ đầu tư con giống, thức ăn chăn nuôi, đến tập huấn cho bà con chăn nuôi theo quy trình. Hướng đến chăn nuôi chế biến một cách bền vững, công ty kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm chặt chẽ để sản phẩm đưa ra thị trường có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu; đồng thời, cho kỹ sư chăn nuôi đi tu nghiệp, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển.

Cụ thể, năm 2005, khi dịch cúm gia cầm xảy ra, công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng nhập công nghệ xử lý trứng sạch tiên tiến nhất trên thế giới với tổng công suất 185.000 trứng/giờ. Năm 2013, công ty mở rộng thêm 1 trang trại chăn nuôi công nghệ cao ở Bình Dương quy mô 18 ha, với tổng đàn nuôi 1 triệu con. Và năm 2014, công ty tiếp tục xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm cung cấp cho hệ thống siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

“Ngoài việc các DN nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách áp dụng công nghệ cao, các DN chăn nuôi trong nước phải liên kết, đồng lòng. Các cơ sở sản xuất chăn nuôi nhỏ lẻ nên thành lập hợp tác xã để có tiếng nói chung; đồng thời liên kết với các tập đoàn, DN lớn để tạo ra chuỗi sản xuất vững vàng, đón đầu hội nhập”- bà Huân chia sẻ thêm.

Cùng quan điểm đó, ông Cao Văn Khanh- Giám đốc Công ty Cao Khanh (Bình Định)- cho hay, công ty đầu tư khoa học, kỹ thuật hiện đại nhưng không nuôi giống gà công nghiệp mà chọn giống gà ta.

Sản xuất theo hướng an toàn sinh học, chất lượng giống gia cầm Cao Khanh ngày càng được khẳng định. Nhờ sự lựa chọn và hướng đi khác biệt mà đến nay, Công ty TNHH giống gia cầm Cao Khanh đã trụ vững được trên thị trường.

Đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và chọn hướng đi khác biệt là mấu chốt thành công của các DN chăn nuôi gia cầm trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.

Tags:

相关文章