【la paz vs】Cần nhanh chóng cấm thuốc lá thế hệ mới
Tác hại ẩn mình dưới trào lưu thời thượng
Theầnnhanhchóngcấmthuốcláthếhệmớla paz vso Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, thuốc lá thế hệ mới bao gồm thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và các sản phẩm lai tạo giữa 2 loại đều nguy hiểm cho sức khỏe.
Hiện nay, TLĐT được thiết kế nhiều hình dạng, kích thước như chiếc bút, USB, thỏi son, hộp sữa, đồ chơi với tính năng phát sáng, nghe nhạc… rất thời thượng, trở thành trào lưu được giới trẻ ưa thích. Một số sản phẩm chứa chất tạo hương vị bao gồm tinh dầu bạc hà, trái cây, vị cà phê… Ước tính có khoảng 15.000 hương liệu trong các sản phẩm này.
Thành phần thuốc lá thế hệ mới chứa nicotine, propylene glycol, glycerin thực vật, chất tạo mùi, ethylene glycol, diethylene glycol, các kim loại như chì, bạc, cadmium, chromium, thủy ngân, nickel.
Báo cáo mới nhất của Bộ Y tế cho thấy TLĐT có nguy cơ dẫn tới các bệnh mạn tính giống như thuốc lá điếu truyền thống:
- Hô hấp: Suy giảm chức năng phổi do tắc ngẽn.
- Tim mạch: Rối loạn chức năng mạch máu, xơ cứng mạch máu, huyết khối, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp và đột quỵ.
- Ung thư: Làm tổn thương ADN gây tăng nguy cơ ung thư, tăng kháng hóa trị liệu.
- Tâm thần kinh: Ảnh hưởng tâm sinh lý giới trẻ, tăng stress, giảm sự ổn định tâm lý.
- Bệnh về răng miệng: Bệnh viêm lợi, sâu răng, mất xương quanh răng, tổn thương niêm mạc miệng, tăng nguy cơ nhiễm trùng miệng.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Khánh Phương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế), trong năm 2023, cả nước ghi nhận hơn 1.200 ca cấp cứu vì TLĐT dẫn tới dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp, đột quỵ não. Trong số các ca nhập viện có 5,8% dưới 18 tuổi; 10,5% là nữ; 6,6% sử dụng lần đầu tiên; 89,6% sử dụng kép (cả thuốc lá thông thường).
Tiến sĩ Phương bày tỏ lo ngại về việc mua bán, sử dụng thuốc lá mới pha trộn, phun tẩm chất ma túy (cần sa tổng hợp) tăng nhanh từ năm 2022 đến 2024. Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) đã tiếp nhận gần 130 trường hợp nhập viện bị ngộ độc sau khi sử dụng TLĐT, trong đó có ngộ độc ma túy, trong 2 năm 2022-2023.
Đề xuất cấm hoàn toàn
Theo Tiến sĩ Phương, hiện nay đã có 42 quốc gia cấm TLĐT chứa nicotine, riêng khu vực ASEAN có 5 quốc gia. Trên toàn cầu có 74 quốc gia chưa có quy định pháp lý về TLĐT chứa nicotine, trong đó có Việt Nam.
Trước tác hại của thuốc lá mới, Bộ Y tế đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm nhập khẩu, sản xuất, phân phối, bán và quảng cáo, khuyến mại TLĐT, TLNN ở tất cả các dạng ở Việt Nam. Trong thời gian tới, các quy định này cần được luật hóa khi sửa Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.
Chia sẻ thành công của các nước trong khu vực, Tiến sĩ Phương cho biết Singapore (cấm sử dụng, cấm bán) và Campuchia (cấm sử dụng, cấm bán) thành công trong giảm tỷ lệ sử dụng TLĐT và TLNN ở cả người lớn và trẻ em.
Tỷ lệ sử dụng TLĐT ở Campuchia đã giảm từ 2,4% còn 0,9% ở trẻ em (2022), ở người trưởng thành là 0,02% vào năm 2021; tỷ lệ sử dụng TLNN ở trẻ em là 0,5%, ở người lớn chỉ ghi nhận số lượng rất ít.
Theo đó, Việt Nam có thể vận dụng kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực và quốc tế trong thực thi quy định ngăn chặn thuốc lá thế hệ mới. Các giải pháp như tăng cường truyền thông, giáo dục đặc biệt với nhóm học sinh, phụ huynh, giáo viên về tác hại của thuốc lá thế hệ mới mới, nhận diện và ngăn chặn chiến lược thu hút người sử dụng mới của ngành công nghiệp thuốc lá; phát động chiến dịch cộng đồng nói không với thuốc lá thế hệ mới. Quy định biện pháp thực thi như xử phạt các hành vi vi phạm, trách nhiệm và phối hợp liên ngành giữa các cơ quan thực thi pháp luật.
Hút thuốc lá 10-20 năm, phổi đen kịt do hắc ínBệnh nhân có phổi đen kịt, dịch rửa phế quản như nước cống do hắc ín tích trữ lại sau 10-20 năm hút thuốc lá.本文地址:http://app.marimbapop.com/news/799d791323.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。