Trong khi các bên lên tiếng bày tỏ quan ngại sau vụ việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un xử tử người chú rể Jang Song-Thaek,ỹlạirănđeTriềuTiêkết. qua. bong. da Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc gặp với người đồng cấp Hàn Quốc Yun Byung-Se đang ở thăm Washington và nhận định rằng "không có một tia sáng nào" trong quan hệ hai miền Triều Tiên.
Trong buổi họp báo chung với ông Yun Byung-Se, Ngoại trưởng Kerry nói: "Chúng tôi không chấp nhận Triều Tiên với tư cách là một quốc gia hạt nhân... Chúng tôi vẫn tiếp tục giữ cam kết bảo vệ nước Đại Hàn Dân Quốc, thông qua biện pháp răn đe mở rộng và triển khai toàn diện lực lượng quân đội Mỹ ở quốc gia này. Chúng tôi sẽ tiếp tục hiện đại hóa năng lực vũ khí để sẵn sàng đối mặt với bất kỳ mối đe dọa nào".
Lầu Năm Góc cho biết Quân đội Mỹ sẽ triển khai thêm 800 binh sỹ, xe tăng và xe bọc thép bắt đầu từ tháng 2 tới ở doanh trại Hovey và Stanley gần giới tuyến với Triều Tiên. Thông báo của Lầu Năm Góc cho hay việc điều động luân phiên các binh sỹ từ Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn Kỵ binh số 12 sang Hàn Quốc là một phần của chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ và "tạo thuận lợi cho công tác phản ứng tốt hơn nhằm đáp ứng các yêu cầu triển khai quân".
Đại tá Steven Warren, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, cho biết với quyết định này, Mỹ - với 28.500 binh sỹ hiện đồn trú ở Hàn Quốc - sẽ tăng cường sự hiện diện ở đây, tuy nhiên, hoạt động này đã được "lên kế hoạch từ rất lâu". Theo Lầu Năm Góc, sư đoàn kỵ binh "thiện chiến" này sẽ được triển khai tới Hàn Quốc trong vòng 9 tháng, sau đó rút về nước và để lại 40 chiếc xe bọc thép Bradley, 40 xe tăng Abrams M1 cho lực lượng đồn trú ở lại.
Hàn Quốc và Mỹ từng thất vọng chứng kiến Triều Tiên có một hành động chưa từng có tiền lệ đó là công khai tuyên bố tử hình ông Jang Song-Thaek - người chú rể và từng là cố vấn của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un- vì bị cho rằng có mưu đồ xấu. Trong khi sự việc vẫn chưa rõ ràng, các nhà quan sát về Triều Tiên đã lên tiếng bày tỏ lo ngại rằng chế độ Triều Tiên có thể sẽ tìm cách khôi phục sự đoàn kết nội bộ bằng việc tấn công Hàn Quốc.
Ngoại trưởng Yun Byung-Se, người cũng tới thăm Lầu Năm Góc trong chuyến thăm Mỹ cho biết, Mỹ và Hàn Quốc đang bàn bạc kỹ với Trung Quốc - đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên - về chương trình vũ khí hạt nhân của nước này và thảo luận về "sự bất ổn ngày càng tăng" trong chế độ Bình Nhưỡng. Phát biểu với các phóng viên, ông nói: "Nếu Triều Tiên có bất kỳ hành động khiêu khích nào, Hàn Quốc và Mỹ chắc chắn sẽ đáp trả dựa trên thế hợp tác phòng thủ chặt chẽ của chúng tôi hiện nay. Bên cạnh những hành động đáp trả của chúng tôi, chúng tôi đảm bảo rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ nhanh chóng tiến hành các biện pháp cần thiết".
Ngoại trưởng Jonh Kerry cũng lên tiếng ủng hộ nỗ lực ngoại giao của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye. Bà đã đề xuất việc nối lại chương trình đoàn tụ gia đình bị chia cắt bởi cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953. Mặc dù lên tiếng cảnh báo về mối nguy hiểm từ phía Triều Tiên, song bà Park Geun-Hye hôm 6-1 cũng cho biết Hàn Quốc sẽ tăng viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên thông qua các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, Triều Tiên ngày 9-1 đã bác bỏ đề xuất của Hàn Quốc về việc nối lại các cuộc đoàn tụ cho những gia đình bị ly tán với lý do Mỹ và Hàn Quốc vẫn tiếp tục tổ chức các cuộc diễn tập quân sự.
Lo ngại về tình trạng xung đột dấy lên đúng vào thời điểm ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman có chuyến thăm đầy tranh cãi đến Triều Tiên và có trận đấu bóng chào mừng sinh nhật của Kim Jong Un vào ngày 8-1. Rodman đã tức giận bác bỏ mọi lời chỉ trích về chuyến thăm này của anh, vốn được diễn ra trùng với thời điểm Triều Tiên bỏ tù nhà truyền giáo người Mỹ Kenneth Bae.
Khánh Linh