Rủi ro thường trực
Bất cứ một ngành hàng nông sản nào,ẩntrọngkhikýkếthợpđồbang xep hang bóng đá ý giá trị các mặt hàng cũng phụ thuộc vào thời gian thu hoạch, sản xuất của người dân và cung cầu của thị trường thế giới. Trong đó, ngành hồ tiêu là một ví dụ tiêu biểu cho sự tăng giảm thất thường của giá cả hàng hóa khi XK.
Theo ông Trần Đức Tụng, Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), hiện sản lượng hồ tiêu của Việt Nam đang chiếm 30% sản lượng sản xuất hồ tiêu toàn cầu và chiếm 50% lượng hồ tiêu XK ra thế giới. Tuy sản lượng nhiều nhưng việc thu hoạch hồ tiêu lại tập trung chủ yếu vào 6 tháng đầu năm, thậm chí, 6 tháng đầu năm 2014 lượng hồ tiêu XK đã gần bằng cả năm 2013, 80% lượng tiêu đã XK ra khỏi Việt Nam. Chính vì thế, qua tháng 7 khi đã hết mùa thu hoạch thì sản lượng trở nên khan hiếm khiến giá thành tăng vọt.
Theo VPA, giá hồ tiêu đen XK trong quý I-2014 là 6.500 USD/tấn nhưng chỉ trong 4 - 6 tháng mà giá hồ tiêu đã tăng gần 2.000 USD/tấn. Cụ thể, giá hồ tiêu trong tháng 7-2014 tăng lên trên 8.300 USD/tấn và đạt mức trên 9.000 USD/tấn vào tháng 9-2014. Với đà tăng giá của thế giới, giá hồ tiêu trong nước cũng tăng lên chóng mặt, từ mức 120.000 - 130.000 đồng/kg vào tháng 1-2014 lên mức 189.000 - 197.000 đồng/kg (tùy địa phương) tính đến ngày 12-11-2014.
Trong bối cảnh giá cả lên xuống như vậy, việc nhiều DN thực hiện hợp đồng có thời hạn giao xa từ 6 tháng đến 1 năm có thể bị thua lỗ vì mua cao, bán thấp. DN nếu không đề phòng được điều này thì một là phải chấp nhận bán lỗ nếu muốn giữ bạn hàng, hai là tự hủy hợp đồng sẽ vừa mất uy tín, vừa phải đối diện với nguy cơ bồi thường thiệt hại hay những thủ tục pháp lý liên quan khác.
Quy luật thị trường với giá cả biến động từng ngày không phải là điều các DN không thể lường trước được, nhưng theo ông Trần Đức Tụng, khi bước vào môi trường kinh doanh, để cạnh tranh và giữ bạn hàng, nhiều DN đang phải chấp nhận “lùi một bước, tiến hai bước”, hoặc nếu là DN XK nhiều mặt hàng thì họ chấp nhận lấy lãi mặt hàng này đề bù lỗ mặt hàng kia. Đây là bối cảnh chung mà các DN XNK Việt Nam gặp phải khi ký những hợp đồng giao xa.
Ông Nguyễn Thượng Uyển, Phó Giám đốc Công ty cổ phần XNK thủy sản Quảng Ninh cho biết, dù đã biết ký hợp đồng giao xa nhiều rủi ro nhưng DN vẫn phải đặt bút ký, có thể là do DN đã có những dự đoán, chuẩn bị, cũng có thể là do một số khách hàng yêu cầu ký như vậy để giữ mối hàng ổn định.
“Một khi đã ký kết hợp đồng nếu xảy ra rủi ro, DN phải chấp nhận. Làm ăn có lúc lỗ, lúc lãi, nhưng giữ được bạn hàng, tạo việc làm cho công nhân viên mới là điều quan trọng. Dù sao, khi ký những hợp đồng này, DN vẫn đã làm ăn có lãi vào thời điểm chính vụ, được giá” - ông Uyển chia sẻ.
Phải nắm chắc tình hình
Có thể thấy, việc DN ký kết hợp đồng giao xa nhiều khi là trường hợp buộc phải lựa chọn. Tuy nhiên, theo ông Trần Đức Tụng, DN nên hạn chế ký hợp đồng giao xa khi kho của mình không có hàng, để ký kết an toàn, trong kho nên có ít nhất 80% lượng hàng theo thỏa thuận thì chi phí bù lại 20% lượng hàng hóa cũng không gây ra thiệt hại lớn. Để giải bài toán này, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa người sản xuất và DN, cả hai phải cùng tính toán để giữ chân hàng, bán rải ra theo nhịp điệu cung cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, ông Tụng cho rằng, DN cần phải có thông tin nhanh nhạy, cập nhật thường xuyên giá cả thị trường toàn cầu, phải nắm được cung cầu quốc tế, biết được nông dân, người sản xuất thu hoạch lúc nào, năng suất sản lượng bao nhiêu, giá cả biến động như thế nào… DN phân tích, dự báo càng chính xác bao nhiêu thì lợi ích thu về càng nhiều bấy nhiêu.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thượng Uyển cho biết, khi ký hợp đồng có thời gian giao hàng cách xa thì phải lựa chọn khách hàng quen biết, ổn định, ký theo khả năng của mình. Điều quan trọng là phải theo dõi và dự báo được tình hình giá cả trong tương lai gần, phải kiểm soát được tình hình dù là sơ lược nhất hoặc khi trong kho đông lạnh đã có sẵn một lượng hàng hóa nhất định.
Còn theo bà Phạm Giang, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến và XNK nông lâm sản Lạng Sơn (Aforex), công ty rất ít khi ký hợp đồng giao xa, thường chỉ ký kết trong khoảng nửa tháng là giao hàng. Nếu có ký hợp đồng như vậy thì phải thỏa thuận trước với khách hàng về giá cả để đôi bên cùng có lợi, thông thường, hợp đồng không có điều khoản bắt buộc về giá cả trong thời điểm giao hàng và thời điểm ký kết.
Đây cũng chính là nội dung mà ông Trần Đức Tụng muốn gửi tới các DN khi muốn ký hợp đồng giao xa. Đó là DN có thể chuyển thành hợp đồng ghi nhớ, ký kết rồi đợi đến lúc giao hàng mới chốt lại giá theo thỏa thuận. Làm được như vậy, DN sẽ chủ động trong việc buôn bán hơn, tránh thua lỗ một cách đáng tiếc.